Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ trướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư.
Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ trướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư.
Cây xạ đen. |
Trong tài liệu nghiên cứu của Viện Quân y 103 đã công nhận tác dụng chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.
Trong dân gian, cây xạ đen (tên khoa học gọi là Celastrus hindsu Benth) được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng thống kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, loại cây này có tác dụng tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể tiêu trừ độc tính.
Qua nghiên cứu về thực vật học, hóa dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính.
Hơn nữa, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như trinh nữ hoàng cung.
Liều lượng và cách dùng: Lấy khoảng 100g xạ đen rửa sạch cho vào ấm đun sôi khoảng 10 - 15 phút chắt lấy nước uống hằng ngày.
Như vậy, có thể uống lâu dài xạ đen nếu mắc các bệnh mà xạ đen có khả năng chữa trị như mụn nhọt, ung thũng, lở ngứa, ung thư... còn nếu không mắc các bệnh trên hoặc người bình thường không nên uống xạ đen làm gì, mặc dù nó không có độc tố.
Ghi chú: Do tác dụng có khả năng điều trị ung thư, nên một số người đã làm xạ đen giả bằng cây thạch xương bồ hoặc thủy xương bồ và những cây khác, dẫn đến tình trạng "tiền mất tật mang". Vì thế, phải cẩn thận khi mua và sử dụng xạ đen để chữa bệnh.
Theo thaomoc.vn