10:12, 08/12/2012

Những bài thuốc hay từ táo mèo

Theo Lương y Đinh Công Bảy (Tổng Thư ký hội Dược liệu TP. HCM) cho biết: Táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tì, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, giúp tiêu hóa do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị.

 

Theo Lương y Đinh Công Bảy (Tổng Thư ký hội Dược liệu TP. HCM) cho biết: Táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tì, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, giúp tiêu hóa do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em uống sữa không tiêu.

Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em uống sữa không tiêu.
Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em uống sữa không tiêu.

 

Các nghiên cứu mới đây cho thấy táo mèo có chứa axit citric, axit crataegic, vitamin C, hydrad carbon, protide, lipid, canxi, phốt-pho, choline, acetylcholine, phytosterin. Các công dụng trên của táo mèo có liên quan đến năm nhóm hợp chất: các flavonoid, oligomeric procyanidin, flavan, các dẫn xuất triterpene và các axit hữu cơ. Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch vành và giảm xơ vữa động mạch.

Theo một nghiên cứu của khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia, Hà Nội, giấm táo mèo có hoạt tính kháng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên (moraxella catarrhalis) nhờ hoạt động của hai yếu tố chính. Thứ nhất, chủng vi khuẩn bacillus altitudinis TM1.2 được phân lập từ nước giấm có thể ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn moraxella catarrhalis. Thứ hai, trong táo mèo có chứa các chất tự nhiên có hoạt tính sinh học, có thể giúp kháng lại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Dưới đây là vài bài thuốc từ táo mèo:

Chữa trị chứng đầy bụng: Bạn lấy 30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày.

- Chữa rối loạn mỡ máu: Bạn lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, bạn cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.

- Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Bạn sao đen 12g táo mèo, 12g thảo huyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó, bạn tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.

Ngoài các cách chữa bệnh trên, bạn có thể học theo bí quyết của người Vermont , dùng giấm táo mèo để giữ gìn sức khỏe như sau:

- Trị đau họng: Bạn súc họng 1 lần/ giờ bằng cốc nước có pha một thìa giấm táo và mật ong.

- Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt: Mỗi ngày, vào bữa ăn, bạn uống một cốc nước có pha hai thìa giấm táo, một ít mật ong và nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã).

- Đau nhức: Bạn lấy lòng đỏ trứng gà đánh với một thìa lớn giấm táo và một thìa nhỏ tinh dầu thông bôi lên vùng da nơi đau nhức và xoa mạnh.

- Đau bàng quang: Mỗi bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa nhỏ giấm táo và mật ong, khi tiểu sẽ tốt hơn.

- Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Bạn chuẩn bị một bình nước pha sẵn ba thìa nhỏ giấm táo và một ít mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi ngủ, bạn uống hai thìa nhỏ. Thông thường chỉ sau nửa giờ là bạn đã chìm vào giấc ngủ.

Nếu sau một giờ, bạn vẫn thức, bạn có thể uống tiếp hai thìa nữa. Cứ mỗi lần thức giấc, khó ngủ lại uống tiếp hai thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng lâu dài.

Cách làm giấm táo mèo

Bạn lấy một cân táo chín hườm, rửa sạch bằng nước muối hơi mặn, để ráo nước rồi bổ nhỏ ra, lấy cả hạt, ngâm với 3 lít nước sôi hơi ấm. Tiếp đó, bạn cho vào hai quả chuối sứ, bịt kín bằng vải màn. Sau một tháng, lọc lấy nước giấm táo. Giấm có màng là đạt yêu cầu.

- Béo phì, thừa cân: Mỗi ngày, bạn có thể uống hai thìa nhỏ giấm táo pha vào một cốc nước. Bạn nên uống sau mỗi bữa ăn.

- Bệnh zona: Bạn bôi giấm táo nguyên chất lên chỗ đau ban ngày 4 lần, ban đêm 3 lần. Sau khi bôi, bạn đắp khăn thấm giấm táo. Cảm giác đau sẽ dịu và chóng lên da non.

- Chốc lở đầu trẻ em: Bạn bôi giấm táo vào nơi có mụn sáu lần/ngày, cách 2-3 giờ. Bệnh sẽ khỏi sau 2-3 ngày.

Táo mèo là loại thuốc dễ dùng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y. Theo lương y Công Bảy, quả táo mèo không phải là quả sơn tra (crataegus) như nhiều người lầm tưởng. Hai loại quả này có tác dụng chữa bệnh giống nhau nên người ta vẫn thường gọi táo mèo là quả sơn tra.

Theo thaomoc