Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters đã cảnh báo các kỹ sư và các nhà quy hoạch cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống đê, đập, về nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều những trận mưa, bão lớn với sức phá hủy cả những con đập.
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters đã cảnh báo các kỹ sư và các nhà quy hoạch cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống đê, đập, về nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều những trận mưa, bão lớn với sức phá hủy cả những con đập.
Những đợt mưa lớn trút xuống miền đông Black Hills, Nam Dakota (Mỹ) mùa hè năm 1972 đã gây ra trận lũ lịch sử trên sông Rapid Creek, nước lũ tràn qua các con đập, nhấn chìm nhà cửa và giết chết 238 người
Theo nghiên cứu này thì chính sự gia tăng độ ẩm do không khí và đại dương nóng lên sẽ làm cho tần số xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của mưa bão tăng theo, có khả năng phá hủy đê đập, gây ra lũ lụt, đi cùng vô số thiệt hại về người và của. Đặc biệt, càng về cuối thế kỷ, tần suất và cường độ của mưa bão càng tăng.
Dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước đó, nghiên cứu lần này đã phát hiện ra rằng mưa bão lớn đang xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và rằng nóng lên toàn cầu đang làm gia tăng các đợt lũ lụt lớn, tương tự như trận lụt lịch sử xảy ra ở Anh và xứ Wales cách đây gần 13 năm.
Cũng theo nghiên cứu trên, trong ba nhân tố quan trọng có thể đẩy lượng mưa lên cao nhất (tổng độ ẩm hay tổng lượng hơi nước trong bầu khí quyển, chuyển động thẳng đứng của không khí và chuyển động nằm ngang của gió), nhân tố duy nhất có khả năng thay đổi đáng kể trong bối cảnh nóng lên hiện nay là độ ẩm tối đa của không khí.
Đáng nói hơn, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm lại phụ thuộc một phần vào tốc độ và tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính của các quốc gia trên thế giới. Hay nói cách khác, loài người chúng ta hoàn toàn có thể góp phần tự cứu lấy tương lai của chính mình trước những diễn biến cực đoan của thời tiết.
Theo Thiennhien