09:05, 28/05/2013

“Cánh sóng” trao yêu thương

“Bin ơi, con ở nhà ngoan, nghe lời mẹ nhé. Tết này về, ba sẽ mang thật nhiều san hô và ốc biển cho con trai yêu quý!” Lời nhắn nhủ dành cho cậu con trai 4 tuổi của Trung úy Nguyễn Thanh Tuấn (đảo Cô Lin) vang lên trong điện thoại thật ngọt ngào, yêu thương…

“Bin ơi, con ở nhà ngoan, nghe lời mẹ nhé. Tết này về, ba sẽ mang thật nhiều san hô và ốc biển cho con trai yêu quý!” Lời nhắn nhủ dành cho cậu con trai 4 tuổi của Trung úy Nguyễn Thanh Tuấn (đảo Cô Lin) vang lên trong điện thoại thật ngọt ngào, yêu thương…


Gắn bó với đảo đã hơn 10 năm, anh Tuấn cũng như các chiến sĩ Trường Sa khác không thể quên được một thời gửi yêu thương qua những cánh thư - cầu nối để đất liền gần hơn với đảo xa. Anh chia sẻ: “Những ngày mới ra đảo, phương tiện thông tin còn gặp nhiều “Bin ơi, con ở nhà ngoan, nghe lời mẹ nhé. Tết này về, ba sẽ mang thật nhiều san hô và ốc biển cho con trai yêu quý!” Lời nhắn nhủ dành cho cậu con trai 4 tuổi của Trung úy Nguyễn Thanh Tuấn (đảo Cô Lin) vang lên trong điện thoại thật ngọt ngào, yêu thương…khó khăn; vì vậy, cuốn nhật ký - hành trang mang từ đất liền ra đảo luôn được tôi gối đầu giường, tối đến lại giở ra viết. Ngày ấy, mới có người yêu thì tôi nhận nhiệm vụ ra đảo; vì thế, bao nhiêu cảm xúc dồn vào đó. Nếu như nửa trước cuốn nhật ký tôi dành để viết cho người yêu, thì mặt sau dành để viết về cuộc sống trên đảo và thể hiện tình cảm của mình với gia đình, quê hương. Thỉnh thoảng, sau những ca gác, luyện tập, tôi lại mày mò vẽ lên cuốn nhật ký một bông hoa hồng, đôi khi là hình ảnh người lính hải quân, cũng có khi là đôi chim bồ câu trắng… Thế rồi, mỗi lần có tàu ra, cuốn nhật ký dày cộm lại được gửi về quê nhà. Những lần như vậy, lòng tôi lại xốn xang, hồi hộp và đếm từng ngày để được nhận lời động viên của gia đình, người yêu và bạn bè. Cảm giác đợi chờ thực sự rất khó tả, bởi thời gian để nhận hồi âm cũng phải đến mấy tháng…”.


Công nghệ thông tin ngày một tiến bộ, những năm gần đây, từ đảo chìm tới đảo nổi hay những nhà giàn DK, sóng điện thoại Viettel đã phủ kín ở Trường Sa. Vì vậy, những người lính nơi đảo xa có điều kiện liên lạc với gia đình thông qua chiếc điện thoại. “Bây giờ, những lá thư cũng thưa dần, bởi ngoài khơi xa, mùa bão giông chiếm non nửa vòng tuần hoàn của năm nên nhiều lá thư phải mất vài tháng mới về đến gia đình. Do đó, điện thoại là phương tiện liên lạc chính của mọi người”, anh Tuấn bộc bạch. Cũng nhờ những cuốn nhật ký được đều đặn gửi cho nhau và cả những lời yêu thương nhắn nhủ thông qua sóng di động mà đầu năm 2008, Trung úy Nguyễn Thanh Tuấn đã se duyên cùng cô giáo Lê Thị Sen (giáo viên cấp 2 tại tỉnh Thái Bình).


Ngày trước, giữa muôn trùng sóng gió, mênh mông biển trời, ai cũng tưởng rằng chẳng có phương tiện thông tin nào có thể liên lạc, kết nối giữa đảo xa với đất liền, vậy mà giờ đây, điều tưởng như không thể ấy đã trở thành hiện thực. Nơi đầu sóng, ngọn gió, những người con ưu tú của Tổ quốc vẫn có thể gửi về đất liền những thương yêu của mình thông qua sóng điện thoại. Đặc biệt, mỗi dịp Tết đến Xuân về, nơi hải đảo xa xôi, chiếc điện thoại là phương tiện gần gũi, tiện lợi nhất để các chiến sĩ gửi lời yêu thương, chúc mừng năm mới đến người thân nơi đất liền. Ngược lại, những lời động viên, chia sẻ từ gia đình, người thân qua sóng điện thoại luôn là nguồn cổ vũ kịp thời để mỗi cán bộ, chiến sĩ vượt qua khó khăn, thử thách, vững tay súng bảo vệ Tổ quốc.


Không chỉ thế, sóng di động còn mang lại biết bao tiện ích. Ở đâu có sóng di động là ở đó cán bộ, chiến sĩ được tiếp cận nhiều hơn những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Mạng 2G đã phủ rộng khắp Trường Sa; vì vậy, chỉ cần có máy vi tính cắm thiết bị D-com 2G là có thể lướt web, đọc tin tức hàng ngày hoặc có thể nhìn thấy người thân thông qua cửa sổ chat. Anh Cao Văn Giáp - giáo viên tại đảo Sinh Tồn cho biết: “Chiếc điện thoại như người bạn đồng hành. Hàng ngày, tôi đều dành một khoảng thời gian để gọi về cho vợ và gia đình. Mọi người luôn động viên tôi vượt qua khó khăn, công tác tốt. Có sóng di động, tôi đã mua thêm chiếc máy tính xách tay để chat và có thể nhìn thấy được mọi người trong gia đình” - anh Giáp tâm sự.


Chia tay cán bộ, chiến sĩ trên các đảo, chúng tôi đã thông tin cho nhau số điện thoại. Trở về sau chuyến công tác tại Trường Sa, thỉnh thoảng, tôi lại dành thời gian gọi điện trò chuyện với những người lính nơi đảo xa. Qua đó, tôi càng cảm nhận được niềm vui, sự phấn khởi và cả quyết tâm bám biển, giữ đảo của các anh.


THÀNH NAM