- Không biết sao mà mỗi lần đi ngang qua mấy hàng bán thanh long đổ đống ngoài vỉa hè có gắn bảng giải cứu, tự nhiên tui cứ thấy cay xè mắt ông ạ...
- Không biết sao mà mỗi lần đi ngang qua mấy hàng bán thanh long đổ đống ngoài vỉa hè có gắn bảng giải cứu, tự nhiên tui cứ thấy cay xè mắt ông ạ...
- Thương người nông dân mình quá, chăm chút chờ đến ngày hái quả ngọt thì đến phút cuối lại dài cổ méo mặt vì bị ách tắc ở cửa khẩu, hàng trăm chuyến xe phải quay đầu để bán theo kiểu giải cứu, bán giá rẻ như cho. Bao giờ mới thôi có cảnh này?
- Trái cây xứ mình chất lượng toàn được ưu tiên xuất ra nước ngoài. Nhưng năm nào cũng bị cảnh hễ bên kia thay đổi chính sách thì bên này trái cây bị ứ đọng. Tui cứ suy nghĩ mãi, bài toán này thật khó có lời giải nếu không có những giải pháp căn cơ, lâu dài.
- Ông lại có cao kiến gì à?
- Nếu chúng ta làm nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, ngon bền vững, kiểu như nông nghiệp sinh thái hoàn toàn thì chất lượng sẽ phập phù, thất thường nay ngon mai dở. Sản xuất an toàn, sản phẩm chất lượng, lúc đó trái cây đi theo đường chính ngạch, cộng với có chính sách cho chuỗi sản xuất hàng hóa thì không chỉ ta xuất khẩu ổn định mà người dân trong nước cũng là kênh tiêu thụ lớn. Ông thấy là bây giờ hễ có ai rao hoa quả sạch, rau củ sạch thì đều bán được hàng đó sao?
- Nhưng vấn đề là khi nào ta mới làm được điều này?
- Quan trọng là từ chính sách của Nhà nước và từ ý thức của người nông dân, chứ cứ thấy được mùa đua nhau trồng, chạy theo số lượng mà không lo chất lượng thì kiểu gì năm nào cũng có cảnh giải cứu…
- Ừ, mà nói thật tui không thích ăn trái cây có gắn chữ giải cứu, ăn mà thấy đắng lòng lắm ông ạ!
BẢO BẢO