10:09, 20/09/2022

Tem về mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Vào khoảng thế kỷ XVI, các nhà buôn Nhật Bản đã sang nước ta buôn bán. Đến thế kỷ XVII,  chúa Nguyễn Hoàng ở đàng trong chính thức cho phép các thương gia nước Nhật buôn bán và cư trú ở Hội An. Sau đó, do chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn và vì chiến tranh nên nước ta không còn quan hệ với Nhật Bản.

Vào khoảng thế kỷ XVI, các nhà buôn Nhật Bản đã sang nước ta buôn bán. Đến thế kỷ XVII,  chúa Nguyễn Hoàng ở đàng trong chính thức cho phép các thương gia nước Nhật buôn bán và cư trú ở Hội An. Sau đó, do chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn và vì chiến tranh nên nước ta không còn quan hệ với Nhật Bản.

 


Việc ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản chính thức trở lại vào ngày 21-9-1973 và sự quan hệ trở lại giữa 2 nước phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường… theo phương châm “Đối tác tin cậy, ổn định, lâu dài” , “Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững” như lãnh đạo 2 nước ký kết, tuyên bố chung vào năm 2002, 2004. Sự giao lưu văn hóa Việt - Nhật được giới thiệu trên tem bưu chính Việt Nam qua bộ tem Tranh Nhật Bản phát hành ngày 9-4-1994 do họa sĩ Vũ Kim Liên thiết kế, gồm 7 tem: “Hai cô gái” - tranh của K.Utamaro (400đ), “Trong đêm mưa bão” - tranh của S.Harunobu (500đ), “Mặt trời lặn” - tranh của K.Hokusai (1.000đ), “Cảnh Tokaido” - tranh của Hiroshige (2.000đ), “Trên biển Kajusa” - tranh của K.Hokusai (3.000đ), “Mối tình đầu” - tranh của K.Utamaro (4.000đ), “Người đẹp” - tranh của E.Choki (9.000đ). Ngoài ra còn có mẫu tem mã số 2763 giá mặt 4.000đ, phát hành ngày 10-4-1996 giới thiệu “Đền mạ vàng” của Nhật Bản, do họa sĩ Võ Lương Nhi thiết kế.  

 


Ngụy Như Ánh