Sáng 6/6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng Điện ảnh (TPD) - Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức khai giảng khóa học "Sonic Ground" dành cho 10 học viên gồm các nhà làm phim và nghệ sĩ đa phương tiện trẻ ở Việt Nam.
Sáng 6/6, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng Điện ảnh (TPD) - Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức khai giảng khóa học “Sonic Ground” dành cho 10 học viên gồm các nhà làm phim và nghệ sĩ đa phương tiện trẻ ở Việt Nam.
Khóa học sẽ trang bị cho người tham gia các kỹ năng cần thiết để xử lý âm thanh đạt chất lượng tốt nhất với nguồn thiết bị có sẵn, giới thiệu những nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật thu và thiết kế âm thanh, khuyến khích học viên làm quen với tư duy thanh âm ngay trong quá trình hình thành ý tưởng và thử nghiệm với âm thanh như một chất liệu phim.
Diễn ra trong vòng 1 tuần, chương trình học được dẫn dắt bởi các giảng viên và khách mời Việt Nam và quốc tế, gồm: nhà làm phim, kỹ sư âm thanh người Pháp Arnaud Soulier; nhạc sĩ, nghệ sĩ trình diễn Trần Kim Ngọc; họa sĩ, đạo diễn sân khấu Hà Nguyên Long; hai nghệ sĩ âm thanh trẻ Nguyễn Khánh Nam và Nguyễn Nhung. Trong đó, Arnaud Soulier là chuyên gia giàu kinh nghiệm về âm thanh trong điện ảnh, từng cộng tác với nhiều đạo diễn Việt Nam, có thể kể đến “Chơi vơi” (2009) và “Lời nguyền huyết ngải” (2011) của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. “Chơi vơi” từng giành được giải thưởng Fripesci tại Liên hoan phim Venice lần thứ 66 (2009) và giải thưởng cho âm thanh hay nhất tại Lễ hội châu Á-Thái Bình Dương năm 2009 tại Đài Loan (Trung Quốc). Bên cạnh đó, Arnaud cho các nhà làm phim truyện và phim tài liệu... cũng góp mặt trong nhiều dự án phim độc lập của các đạo diễn trẻ, đào tạo về thu thanh
“Cùng với hình ảnh, âm thanh cũng có ảnh hưởng lớn trong việc thu hút sự chú ý và định hình trí tưởng tượng của người xem nhưng vai trò của âm thanh trong quá trình làm phim thường bị bỏ qua. Mặt khác, để có thể đạt được chất lượng âm thanh mong muốn và kết hợp kể chuyện trực quan đòi hỏi các nhà làm phim phải hiểu biết nhất định về kỹ thuật và tận dụng các nguồn lực”, nhà làm phim Arnaud Soulier chia sẻ thêm về khóa học.
Theo nhandan.vn