11:04, 05/04/2013

“Biết là ai không?”

Buổi sáng đầu tháng 4-2013, thời tiết ở Nha Trang khá oi nóng, nhưng hội trường UBND xã V. - nơi diễn ra phiên xử lưu động chật kín người, tràn ra cả sân và 2 bên hành lang hội trường. 

Buổi sáng đầu tháng 4-2013, thời tiết ở Nha Trang khá oi nóng, nhưng hội trường UBND xã V. - nơi diễn ra phiên xử lưu động chật kín người, tràn ra cả sân và 2 bên hành lang hội trường.   


Trước vành móng ngựa, Như sụt sùi khóc, bày tỏ sự ân hận về hành vi thiếu kiềm chế của mình. Nguyên nhân dẫn đến việc Như dùng mã tấu chém người rất đơn giản. 3 người bạn (trong đó có Nhân) đến nhà Như để nói chuyện về chiếc xe của một người trong số đó bị mất. Như cự cãi và bị Nhân đánh một cái. Bực tức, Như chạy vào nhà, lấy bóng đèn huỳnh quang hỏng đánh lại rồi bỏ chạy. Vẫn chưa hả giận, Như còn gọi điện thoại cho bạn và rủ cả nhóm đến nhà Nhân đánh tiếp. Như cầm mã tấu nấp sẵn sau cửa. Khi Nhân ra, Như đã chém, sau đó bỏ trốn…un run trình bày, một số người tới dự phiên tòa thầm thương cảm cho tuổi trẻ bồng bột của Như. Ngay vị kiểm sát viên cũng động lòng trước cảnh Như âu yếm cậu con trai 4 tuổi và dặn dò người vợ trong lúc chờ nghị án... Cảm xúc đó thật trái ngược với thái độ của mấy anh công an và người dân xã V. Mấy anh chỉ lắc đầu, còn một số người dân ở xã thì thở phào nhẹ nhõm khi nghe Tòa tuyên xử Như bị tù giam. Giải thích về sự “vô cảm” này, một vài người dân cho biết: “Nó quậy từ xưa đến nay rồi, lúc nào cũng quậy!”. Thì ra, ở xã, Như thuộc hàng bất hảo. Cha Như có 2 người vợ, Như là con của vợ hai. Mẹ Như quanh năm đầu tắt mặt tối lo buôn bán, khi bà biết để ý đến con thì Như đã thành một thanh niên ngổ ngáo. Cha Như cũng “nổi tiếng” đến mức không ai muốn dính vào. Như lớn lên và điều duy nhất học được qua quá trình giao du với đủ hạng người đó là “khi cần là… đánh!”. Thực tế, Như sẵn sàng gây gổ với bất cứ bạn bè đồng lứa nào, cả hàng xóm cũng không từ. Như có thể thản nhiên vào nhà hàng xóm lấy gà, bắt chó, thích là “mượn” đồ mà không ai dám kêu. Người ta nín nhịn Như và dặn dò con cái “nhịn cho lành”. Ai đó ở xa đến, thấy chướng tai gai mắt mà có ý kiến thì bị Như “dạy” cho “biết tao là ai không?”.


Chuyện “biết là ai không” của Như đã quá quen thuộc với mấy anh công an xã. Nhìn rộng ra, trong xã hội, cũng có những đối tượng hành xử như thế… Nhưng “là ai” đối với pháp luật không quan trọng, bởi “luật pháp bất vị thân”. Dù là ai, đã sống trong một xã hội thì trước hết phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân. Tự do nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Xã hội không chấp nhận những kẻ thoải mái hành xử côn đồ, thoải mái ỷ thế người thân có chức quyền để vỗ ngực: “Biết tao là ai không?”


Tòa tuyên án, Như bị áp giải ra xe, theo sau là một đám thanh niên vừa đi vừa cộng trừ thời gian chấp hành hình phạt tù của Như. Những người dân ở xã thì vừa mừng vừa lo: Mừng vì từ nay được yên ổn một thời gian; còn lo vì không biết sau khi mãn hạn tù, Như có chịu thay đổi tâm tính, hay vẫn hống hách, “coi trời bằng vung”? Tội nhất có lẽ là đứa con nhỏ, nó không biết cha đã phạm tội, vẫn bi bô hát và chạy nhảy trong sân. Một người dân nhìn cháu bé, lắc đầu: “Cha vào tù, mẹ không nghề nghiệp, không biết rồi sau này, nó có hung hăng như cha không?”.


TAM THUẬT