Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, huyện miền núi Khánh Sơn luôn là căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh. Sau giải phóng, nhất là từ khi tái lập huyện (ngày 27-6-1985), Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Khánh Sơn đã từng bước xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Địa phương đã tận dụng lợi thế riêng có, tập trung phát triển nông nghiệp, trở thành vùng cây ăn quả lớn nhất tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 1.908ha sầu riêng, 752ha chuối, 345ha bưởi da xanh, 71ha chôm chôm, 455ha các loại cây ăn quả khác.
Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, huyện miền núi Khánh Sơn luôn là căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh. Sau giải phóng, nhất là từ khi tái lập huyện (ngày 27-6-1985), Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Khánh Sơn đã từng bước xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Địa phương đã tận dụng lợi thế riêng có, tập trung phát triển nông nghiệp, trở thành vùng cây ăn quả lớn nhất tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 1.908ha sầu riêng, 752ha chuối, 345ha bưởi da xanh, 71ha chôm chôm, 455ha các loại cây ăn quả khác.
Giai đoạn 2021 - 2025, huyện sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - dịch vụ, du lịch - tiểu thủ công nghiệp; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm sự ổn định về quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; phấn đấu đưa Khánh Sơn sớm thoát khỏi huyện nghèo. Huyện phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 10%; giá trị dịch vụ - du lịch tăng bình quân hàng năm 10%; giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 8%; có 1 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, 4 xã đạt 15 tiêu chí trở lên và 2 xã đạt từ 13 tiêu chí trở lên; thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm; có thêm 3 trường học đạt chuẩn quốc gia; đạt 38 giường bệnh/10.000 dân; đạt 8 bác sĩ/10.000 dân; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 95%; 100% xã, thị trấn vững mạnh về quốc phòng - an ninh…
HẢI LĂNG - NHÂN TÂM