Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chủ đầu tư làm được cả lữ hành, cả phát triển dự án bất động sản (BĐS) du lịch sẽ thu hút lượng du khách ổn định và tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lấp đầy phòng cao.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chủ đầu tư làm được cả lữ hành, cả phát triển dự án bất động sản (BĐS) du lịch sẽ thu hút lượng du khách ổn định và tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lấp đầy phòng cao. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để sinh lời cho nhà đầu tư.
Chủ đầu tư nên có đơn vị quản lý, khai thác chuyên nghiệp
Để dự án BĐS du lịch có thể phát triển bền vững và sinh lời ổn định trong thời gian dài phụ thuộc vào những yếu tố nào, thưa ông?
Trước hết, phải ước lượng được tốc độ tăng trưởng du lịch tại khu vực triển khai dự án để đưa ra quyết định về quy mô và loại hình dự án. Đơn cử như việc thị trường du lịch vận động theo hướng đón đầu lượng khách trung lưu trở lên, những du khách hạng sang đang đến Việt Nam. Do đó, cần những dự án BĐS du lịch triển khai theo hướng phức hợp, gắn đầy đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng, lưu trú, mua sắm, thể thao, giải trí trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu một điểm đến cho tất cả (All - in - one) của du khách. Mà muốn tạo nên sự trải nghiệm mới, cần hệ sinh thái tiện ích định hình bởi những dịch vụ tiện ích theo chuẩn 5 sao quốc tế nhằm hướng đến sự đa dạng, linh hoạt, phù hợp với sở thích, nhu cầu khác nhau của từng nhóm khách.
Tiếp theo, phải có một kế hoạch quản lý và khai thác bài bản. Tốt nhất, chủ đầu tư nên có một đơn vị quản lý, khai thác du lịch chuyên nghiệp. Những công ty như vậy thường có nguồn khách hàng ổn định và biết cách khai thác những khách hàng tiềm năng cho dự án...
Theo ông, trong 3 xu hướng vận hành: Tự đứng ra vận hành, liên kết với các đơn vị lữ hành tìm nguồn khách; thành lập công ty thành viên hoạt động lữ hành nhằm chủ động nguồn khách; "bắt tay" các đơn vị vận hành quốc tế để quản lý dự án, xu hướng nào mang lại thành công hơn cả cho dự án BĐS du lịch?
Cả ba xu hướng trên đều có những tích cực, hạn chế riêng và phụ thuộc vào năng lực của chủ đầu tư, tính chất, quy mô của dự án để lựa chọn xu hướng phù hợp.
Một nhà đầu tư bình thường không thể có được nhiều dự án. Đôi khi chỉ có một dự án nhỏ và không phát triển tiếp được. Cho nên, cần học cách quản lý vận hành chuyên nghiệp và tốt nhất nên tự vận hành bằng cách tạo ra các công ty thành viên hoạt động lữ hành nhằm chủ động nguồn khách phù hợp với chính dự án của doanh nghiệp.
Trong trường hợp là các tập đoàn lớn, với những dự án quy mô lớn, việc thành lập công ty chuyên biệt về quản lý, lữ hành càng trở nên cần thiết. Việc kết hợp với nhau sẽ tạo ra những giá trị thực cho dự án. Tuy nhiên, cần làm một cách bài bản, chuyên nghiệp để vừa khai thác tối đa, tiết kiệm chi phí và tạo ra uy tín cho dự án BĐS du lịch, chứ không phải bán dự án là xong, nhằm tạo hiệu quả bền vững cho dự án.
Cơ sở quan trọng nhất để sinh lời cho nhà đầu tư
Ông đánh giá thế nào về khả năng sinh lời cho nhà đầu tư dự án BĐS du lịch có chủ đầu tư phát triển mảng kinh doanh lữ hành song song quá trình hình thành dự án BĐS?
Nếu kết hợp được điều đó có thể tận dụng lợi thế của chủ đầu tư và lợi thế của công ty lữ hành. Đây là cơ hội tạo ra cấu trúc, cơ cấu sản phẩm BĐS hợp lý.
Đồng thời, sự kết hợp nói trên sẽ vừa tiết kiệm chi phí cho khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận cho chủ dự án và nhà đầu tư. Họ có thể phối hợp nhịp nhàng để khách hàng không phải di chuyển nhiều, dễ dàng lựa chọn các tiện ích của dự án. Tức là có thể làm cho du khách cảm thấy đang được sử dụng những dịch vụ chấp nhận được về giá cả, nhưng lại tiện lợi và chất lượng phục vụ chu đáo. Đó là những điều mà bất cứ khách du lịch nào cũng quan tâm.
Khi kết hợp được 2 trong 1, sẽ kết nối lợi ích chung và quan trọng nhất là tiện ích cho khách hàng được đảm bảo. Như vậy, có thể quản lý toàn bộ, trọn vẹn việc ăn uống, nghỉ ngơi, dịch vụ đi kèm của du khách.
Nếu một doanh nghiệp làm được cả lữ hành, cả phát triển dự án chuyên nghiệp có thể tạo ra giá trị như mong đợi cho khách hàng. Do đó, sẽ luôn thu hút lượng khách hàng ổn định và tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lấp đầy phòng cao. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để sinh lời cho nhà đầu tư dự án BĐS du lịch.
Có ý kiến cho rằng những dự án BĐS du lịch không cam kết lợi nhuận là một xu hướng tốt của thị trường, góp phần từng bước đưa các dự án BĐS về giá trị thực? Ông nhìn nhận ra sao về nhận định này?
Nếu như có một công ty quản lý, vận hành chuyên nghiệp, tài chính minh bạch và năng lực khai thác tốt thì không cần phải cam kết lợi nhuận. Như vậy, nhà đầu tư 1 căn, 2 căn hay nhiều căn đều có thể biết hoạt động của công ty đó rõ ràng, báo cáo tài chính được kiểm toán đầy đủ, chuẩn mực, lợi nhuận từng năm một bao nhiêu… Trên cơ sở đó, không cần phải cam kết lợi nhuận từ trước khi giao dịch. Đây cũng là cách từng bước đưa BĐS du lịch về giá trị thực sau thời kỳ nhiều biến động với những trường hợp rủi ro mới xảy ra.
Bảo Anh (thực hiện)
Sailing Bay Ninh Chữ - dự án mô hình ApartHotel của tập đoàn Crystal Bay được khởi dựng tại trung tâm khu du lịch quốc gia Ninh Chữ (TP Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận). Dự án dành tới 81.5% diện tích cho 101 tiện ích quy mô lớn và cảnh quan. Dự án được quản lý và vận hành bởi Crystal Bay Hospitality, công ty thành viên của tập đoàn Crystal Bay. Hiện Crystal Bay Hospitality đang quản lý Khu nghỉ dưỡng 5 sao Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa với công suất buồng phòng trên 90% hàng năm, đón 30% khách lưu trú quay trở lại; The Sailing Bay Mũi Né với công suất trên 80%. Sở hữu thế mạnh 20 năm kinh nghiệm khai thác lữ hành với dòng khách quốc tế lớn, vấn đề lấp đầy buồng phòng sẽ là một ưu thế vượt trội, đưa các khu nghỉ dưỡng do Crystal Bay làm chủ đầu tư, trong đó có Sailing Bay Ninh Chữ, luôn trong trạng thái “mùa cao điểm” tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo: http://sailingbayninhchu.com |