Theo báo cáo về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn TP. Nha Trang, trong quý I/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã cho 1.423 lượt khách hàng vay vốn với doanh số cho vay 45,5 tỷ đồng.
Theo báo cáo về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn TP. Nha Trang, trong quý I/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã cho 1.423 lượt khách hàng vay vốn với doanh số cho vay 45,5 tỷ đồng. Trong đó, có 212 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; 778 khách hàng vay vốn cải tạo, xây mới công trình nước sạch, vệ sinh môi trường; 407 khách hàng vay vốn tạo việc làm; 9 khách hàng vay vốn nhà ở xã hội và 11 lượt khách hàng được vay vốn người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động; 6 hộ vay vốn học sinh sinh viên.
Tính đến ngày 31-3, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Nha Trang đạt 556,7 tỷ đồng (tăng 10,2 tỷ đồng so với đầu năm) với 19.410 hộ nghèo và các đối tượng chính sách dư nợ. Nợ quá hạn hơn 5,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,91% tổng dư nợ, tăng 461 triệu đồng so với đầu năm. Có 6 xã, phường giảm nợ quá hạn; 11 xã, phường duy trì nợ quá hạn bằng thời điểm cuối năm 2021; 10 xã, phường tăng nợ quá hạn (Phước Đồng, Phước Hải, Vạn Thắng, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Phước, Vĩnh Phương, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Vĩnh Trường, Vĩnh Hòa). Toàn thành phố có 472 tổ tiết kiệm và vay vốn. Theo kết quả chấm điểm tự động các chỉ tiêu định lượng quý I/2022, có 329 tổ tốt; 86 tổ khá; 54 tổ trung bình; 3 tổ xếp loại yếu. Chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư của một số xã, phường giảm so với đầu năm 2022.
Đến cuối quý I, đã có 22/27 xã, phường thực hiện đối chiếu, phân loại nợ của khách hàng năm 2021, với 14.635 khách hàng tham gia đối chiếu, đạt 74,4%/tổng số khách hàng trên địa bàn thành phố.
M.HOÀNG