Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến nay, đã có 37 ví điện tử của các ngân hàng và công ty fintech được phép hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ có 5 ví điện tử (Payoo, MoMo, Zalo, Moca, FPT) chiếm hơn 90% thị phần toàn thị trường thanh toán ví điện tử. Hầu hết trong số này chọn thị trường đô thị để mở rộng và phát triển sản phẩm, do hạ tầng công nghệ phát triển và mức độ tiêu dùng lớn.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến nay, đã có 37 ví điện tử của các ngân hàng và công ty fintech được phép hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ có 5 ví điện tử (Payoo, MoMo, Zalo, Moca, FPT) chiếm hơn 90% thị phần toàn thị trường thanh toán ví điện tử. Hầu hết trong số này chọn thị trường đô thị để mở rộng và phát triển sản phẩm, do hạ tầng công nghệ phát triển và mức độ tiêu dùng lớn.
Nhìn chung các ví điện tử đều có dịch vụ thanh toán mua sắm sản phẩm hàng hóa dịch vụ thường ngày như: Chuyển và nhận tiền bằng số điện thoại; thanh toán trả trước và trả sau điện thoại di động của tất cả nhà mạng; thanh toán hóa đơn - tiện ích điện, nước, internet, điện thoại cố định, truyền hình cáp; thanh toán vay tiêu dùng - bảo hiểm; mua vé xem phim; mua vé máy bay, vé xe, vé tàu hỏa…; thanh toán hành chính công; thanh toán dịch vụ công: Y tế - trường học - chung cư…; đặt phòng khách sạn…
Các ví điện tử đang hoạt động theo cơ chế: Người dùng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản ví thanh toán. Càng thanh toán trên ví điện tử nhiều, khách hàng sẽ được hưởng khuyến mãi cho các lần sau, nên người tiêu dùng đã tạo lập một thói quen mua sắm và thanh toán ở những nơi chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử.
DUNG TÂM