Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng kinh phí huy động để thực hiện phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 50.231 tỷ đồng, đạt 84,3% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 8.756 tỷ đồng; vốn ODA và các nguồn khác khoảng 41.485 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng kinh phí huy động để thực hiện phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 50.231 tỷ đồng, đạt 84,3% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 8.756 tỷ đồng; vốn ODA và các nguồn khác khoảng 41.485 tỷ đồng.
Việc thực hiện các chính sách đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng hiện có, cải thiện đời sống những người làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa; từng bước khẳng định ví trí, vai trò của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó thể hiện cụ thể ở các chỉ số như tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm 2015 lên 41,89% năm 2019, ước năm 2020 đạt khoảng 42%, đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đã giảm rõ rệt. Trồng rừng hàng năm đạt khoảng 230.000ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng từ 12,8 triệu m3 năm 2015 lên khoảng 20,5 triệu m3 năm 2020. Trong đó, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 2,0 triệu m3. Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ, từ năm 2016 thực hiện dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên toàn quốc. Giá trị xuất khẩu lâm sản tăng từ 7,1 tỷ USD năm 2015 lên 11,3 tỷ USD năm 2019, ước năm 2020 đạt hơn 12 tỷ USD.
T.K