09:10, 27/10/2015

Những kinh nghiệm "nằm lòng" khi phanh xe ô tô

Để tránh tình huống nguy hiểm, lái xe nên thuộc lòng 1 số kinh nghiệm khi nhả phanh, rà phanh, phanh gấp, đặc biệt là khi bị mất phanh.
 

Để tránh tình huống nguy hiểm, lái xe nên thuộc lòng 1 số kinh nghiệm khi nhả phanh, rà phanh, phanh gấp, đặc biệt là khi bị mất phanh.
 
Phanh xe là động tác mà hầu hết các tài xế lái xe ô tô đều phải biết, nhưng phanh không chỉ đơn giản là để dừng xe mà phanh còn để làm ổn định tốc độ. Một người lái xe chuyên nghiệp sẽ biết cách dùng phanh thế nào cho hợp lý nhất.
 
Nếu không biết dùng phanh thì cách tốt nhất để tranh xa tai nạn là không lái xe ô tô. Nếu lạm dụng phanh quá nhiều sẽ gây cho người ngồi trong xe có cảm giác sóc, bị va đập và dễ bị say xe.
 
Vậy thì có các kiểu phanh nào mà tài xế cần phải thuộc lòng? Thứ nhất là phanh theo ngưỡng, đây là một kỹ thuật phanh xe khá khó mà chúng thường được sử dụng trong các đường đua hoặc khi bạn phải xử lý một tình huống gấp, bất ngờ, đó là bạn cần phải đạp phanh gấp và tối đa lực của phanh xe, nhưng không để cho vượt quá giới hạn trượt bánh xe. Để làm tốt được kỹ năng này, bạn cần phải thực hiện nhiều lần với xe với một tốc độ cao để hiểu được và cảm nhận tốc độ của xe dù phanh gấp nhưng không để đạt tới giới hạn mất kiểm soát của bánh xe.
 
Để tránh xảy ra tai nạn, lái xe nên thuộc lòng 1 số kinh nghiệm khi nhả phanh, rà phanh, phanh gấp, đặc biệt là khi bị mất phanh.
Để tránh xảy ra tai nạn, lái xe nên thuộc lòng 1 số kinh nghiệm khi nhả phanh, rà phanh, phanh gấp, đặc biệt là khi bị mất phanh.
 
 
Đạp nhả phanh theo nhịp là một kỹ thuật khá đơn giản mà các tài xế thường dùng khi phải điều khiển xe với một tốc độ cao mà không muốn phanh gấp có thể gây trượt bánh. Khi đi trên địa hình có độ dốc cao thì tài xế nên đạp phanh theo kiểu đạp-nhả liên tục để làm chủ được vận tốc và không làm trượt bánh gây mất lái. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất khó khăn trên các đường trơn trợt hoặc có tuyết.
 
Rà phanh (còn gọi là driff) là một động tác khó, thường được sử dụng trong các chương trình biểu diễn hoặc đua xe, khi người lái xe muốn cua xe mà không muốn giảm tốc độ của xe. Đây là kỹ năng chủ yếu dành cho các tay lái chuyên nghiệp vì phanh xe kiểu này rất dễ làm xe mất lái, mất khả năng kiểm soát tốc độ.
 
Kỹ thuật nhấp phanh được nhiều tài xế có kinh nghiệm sử dụng trong khi tham gia giao thông. Thay vì đạp mạnh phanh một lần gây dúi người về phía trước, thì kỹ thuật phanh xe nhiều bước sẽ khiến xe dừng từ từ rất êm. Tài xế nên đạp hơi mạnh ở lần phanh thứ nhất để xe giảm tốc độ, đến mức ổn định rồi đạp phanh nhẹ dần dần để tận dụng đà của xe. Sau đó, đệm tiếp phanh cho đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi. Kỹ thuật này sử dụng trong trường hợp phanh dừng xe bình thường, không có tính huống bất ngờ xảy đến.
 
Phanh khẩn cấp (phanh gấp) dùng trong trường hợp xe di chuyển tốc độ cao thì bất chợt gặp vật cản. Nếu đạp phanh đột ngột và mạnh, ô tô sẽ có nhiều khả năng bị bó cứng phanh lại, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, xe hoàn toàn mất kiểm soát. Để phanh gấp được hiệu quả khi xe đang đi tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều vẫn kiểm soát được tay lái, ngay lập tức nhả chân phanh. Xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.
 
Mất phanh là tình huống nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc hoặc đường cao tốc. Khi ôtô mất phanh, tài xế cần phải bình tĩnh, về số thấp, áp dụng các các phương án giảm tốc và có thể chọn biện pháp cuối cùng là đâm xe vào nơi an toàn. Đừng cố hy vọng xe tự dừng, tài xé hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy...
 
Hệ thống phanh trên ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và sự an toàn xe. Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe, tài xế nên kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên.
 
Theo VOV.VN