06:04, 19/04/2016

Mức tăng năng lượng tái tạo thế giới đạt kỷ lục năm 2015

Theo một báo cáo của tổ chức Liên Hợp Quốc, trong năm 2015 trên toàn thế giới, nguồn kinh phí đầu tư vào năng lượng tái tạo cũng đạt mức kỷ lục với con số 286 tỷ đôla (188 tỷ bảng Anh) tức phá vỡ kỷ lục trước đây là 278,5 tỷ đô la trong năm 2011, hơn gấp 2 lần so với nguồn kinh phí đầu tư vào nhà máy sản xuất điện đốt than và nhà máy sản xuất điện từ khí gas (ước tỉnh khoảng 130 tỷ đôla).

Theo một báo cáo của tổ chức Liên Hợp Quốc, trong năm 2015 trên toàn thế giới, nguồn kinh phí đầu tư vào năng lượng tái tạo cũng đạt mức kỷ lục với con số 286 tỷ đôla (188 tỷ bảng Anh) tức phá vỡ kỷ lục trước đây là 278,5 tỷ đô la trong năm 2011, hơn gấp 2 lần so với nguồn kinh phí đầu tư vào nhà máy sản xuất điện đốt than và nhà máy sản xuất điện từ khí gas (ước tỉnh khoảng 130 tỷ đôla).

 

Đồ thị về mức đầu tư năng lượng tái tạo trong các năm trước 2015. Theo Bloomberg NEF.
Đồ thị về mức đầu tư năng lượng tái tạo trong các năm trước 2015. Theo Bloomberg NEF.


Dĩ nhiên, tổng lượng điện năng do năng lượng tái tạo sản xuất ra cũng lớn nhất trong năm 2015 so với những năm trước đó. Bản báo cáo về Xu hướng toàn cầu trong việc đầu tư vào năng lượng tái tạo của Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cho biết: Trong năm 2015, năng lượng tái tạo đã sản xuất ra 134 tỷ watt điện, vượt xa ngưỡng 106 tỷ watt năm 2014 và 87 tỷ watt năm 2013.


Năng lượng tái tạo bao quát tất cả các nguồn năng lượng thiên nhiên không thể cạn kiệt như năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, địa nhiệt, sóng biển và sinh học. Tất cả được xem là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm không khí, không làm tăng thêm sự nóng lên của khí hậu toàn cầu hay hiệu ứng nhà kính.


Đứng trước mối tác hại to lớn của hiệu ứng nhà kính, tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của tại Paris (COP21), Liên Hợp Quốc (UN) và các quốc gia thành viên đều thống nhất rằng việc sử dụng năng lượng tái tạo là vô cùng cần thiết trước thực tế biến đổi khí hậu trên toàn cầu như hiện nay.


Trong tình hình nói trên, Tổng Giám đốc IRENA, ông Adnan Z.Amin nhấn mạnh rằng, phát triển năng lượng tái tạo còn tiếp tục tăng ở trên toàn cầu, thậm chí ngay cả khi giá dầu và giá khí đốt thấp. Ông bổ sung: Việc chi phí cho công nghệ năng lượng tái tạo giảm cùng với các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường đang tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo phát triển, đạt mức kỷ lục trong năm 2015 (là 286 tỷ USD như đã nói ở trên).


Vị Giám đốc điều hành chương trình Môi trường của tổ chức Liên Hợp Quốc, ông Achim Steiner phát biểu: "Năng lượng tái tạo là nguồn sản xuất điện năng chính trong xu hướng tiến đến một môi trường sống trong sạch, ít khí thải carbon của thế giới. Việc đầu tư vào năng lượng tái tạo đạt mức kỷ lục trong năm 2015 càng chứng tỏ điều này”. Ông nhấn mạnh điều đặc biệt là nguồn kinh phí mà các nước đang phát triển đầu tư vào năng lượng tái tạo lại lớn hơn nguồn kinh phí mà các nước phát triển bỏ ra.
Achim Steiner bổ sung: "Năng lượng tái tạo có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững của môi trường. Tiếp tục và tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ mang lại lợi ích cho con người và hành tinh của chúng ta mà còn là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu của toàn thế giới về chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững".


Báo cáo của chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng cho biết: Nguồn kinh phí mà các nước đang phát triển bỏ ra tăng 19%, trong khi đó nguồn kinh phí của các nước phát triển giảm 8% trong năm 2015. Các con số này cũng minh họa thêm hiện tượng: lần đầu tiên nguồn kinh phí đầu tư vào năng lượng tái tạo của các nước đang phát triển lớn hơn so với các nước phát triển.


Ngoài ra, là các con số minh họa sau: Nguồn kinh phí mà Trung Quốc đầu tư vào năng lượng tái tạo trong năm 2015 tăng 17%; lên đến mức 102.9 tỷ đôla, tức chiếm 36% tổng nguồn kinh phí đầu tư cho năng lượng tái tạo của toàn thế giới. Và Ấn Độ, Nam Phi, Mexico và Chile cũng là một trong số những quốc gia đang phát triển không ngừng tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo.


Ngược lại, trong số các nước phát triển, châu Âu giảm đầu tư vào năng lượng tái tạo, từ 62 tỷ đôla năm 2014 xuống còn 48.8 tỷ đôla năm 2015 (giảm khoảng 21%). Đây là mức kinh phí thấp nhất từ trước đến nay mà châu Âu bỏ ra. Nhưng, trong lúc đó, Mỹ lại tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo, lên đến con số 44.1 tỷ đôla (tăng khoảng 19%).


Trước xu hướng tăng năng lượng tái tạo trên thế giới đạt mức kỷ lục trong năm 2015, Tổng Giám đốc IRENA Adnan Z.Amin có lý khi khẳng định rằng: Năng lượng tái tạo "đang lên ngôi" so với năng lượng truyền thống và đang tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất.


Dĩ nhiên, nhiều người quan tâm đầy đủ và toàn diện đến bức tranh phát triển điện năng trên toàn thế giới không hề quên rằng: Điện hạt nhân cũng được xem là nguồn điện sạch cùng với nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Cả hai loại điện năng này đều không phát thải khí nhà kính độc hại CO2. Hiện điện hạt nhân đóng góp khoảng 11,5% tổng sản lượng điện năng toàn thế giới và sẽ còn tăng thêm khi 67 lò phản ứng đang được xây dựng. Và sự tăng trưởng hẳn không dừng ở các con số đó.


Theo VietNamNet