Theo nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Ứng dụng AI trong Thiết kế (AiDLab), loại vải trên được dệt bằng sợi quang nhựa (POF) và sợi dệt có thể ánh lên nhiều màu sắc khác nhau.
Nghiên cứu thực hiện tại Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo dùng trong thiết kế |
Một nhóm nhà khoa học tại Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển một loại vải thay đổi màu sắc có trang bị một camera nhỏ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Với sáng kiến này, trong tương lai, chỉ bằng những cử chỉ đơn giản, con người có thể khiến quần áo thay đổi màu sắc.
Theo nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Ứng dụng AI trong Thiết kế (AiDLab), loại vải trên được dệt bằng sợi quang nhựa (POF) và sợi dệt có thể ánh lên nhiều màu sắc khác nhau.
Nếu người dùng ra hiệu đồng ý, vải sẽ chuyển sang xanh đậm. Nếu tay tạo hình trái tim, vải sẽ chuyển sang màu hồng.
Còn nếu người dùng ra hiệu “OK,” vải sẽ chuyển sang màu xanh lá cây.
Màu sắc cũng có thể được tùy chỉnh từ một ứng dụng trên điện thoại và các thuật toán AI giúp camera phân biệt được các cử chỉ của người dùng.
Theo AiDLab, công nghệ độc đáo trên có thể giúp làm giảm rác thải ra môi trường khi đem đến cho mọi người nhiều lựa chọn màu sắc quần áo.
Giáo sư Jeanne Tan tại Trường Thời trang và Dệt may thuộc Đại học Bách khoa và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, lưu ý POF được làm bằng nhựa nhiệt dẻo trong suốt polymethyl methacrylate có thể tái chế trong khi kết cấu của loại vải này có thể giúp dễ dàng tách POF khỏi các sợi để tái chế.
Bên cạnh đó, chất liệu sợi vải cũng rất mềm, đem lại cảm giác giống như các loại vải dệt kim thông thường khi chạm vào.
Hiện công nghệ tiên tiến trên đang được trưng bày tại một số trung tâm mua sắm và nhiều địa điểm khác tại Hong Kong.
AiDLab hy vọng công nghệ này sẽ sớm được thương mại hóa trong tương lai.
Trước khi cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra, số hàng may mặc được sản xuất trên toàn cầu vào khoảng 80-150 tỷ đơn vị mỗi năm.
Báo cáo thị trường nguyên liệu và sợi được ưa chuộng năm 2020 cho thấy sản lượng sợi toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 111 triệu tấn vào năm 2019 và kết quả trước đại dịch cho thấy tiềm năng tăng trưởng lên 146 triệu tấn vào năm 2030.
Có một sự thật rằng không phải tất cả sợi dệt đều được sử dụng trong thời trang, nhưng ước tính ít nhất 1/3 trong số đó được sử dụng, dựa trên khối lượng hàng may mặc mới được sản xuất trên toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Reverse Resources, có tới 47% tổng lượng sợi đi vào chuỗi giá trị thời trang trở thành chất thải trong vô số các công đoạn sản xuất khác nhau từ xơ, sợi, vải cho đến quần áo.
Các chuyên gia hiện nay khẳng định rằng một nửa lượng phế thải kéo sợi và hầu hết các loại vải tồn dư và nguyên liệu từ các nhà máy may mặc có khả năng tái sử dụng cao đến mức chúng không được coi là “rác thải.”
Từ 37 triệu tấn sợi được sử dụng trong thời trang và 25% trong số đó trở thành chất thải có thể tái chế, chúng ta có thể kết luận rằng tổng khối lượng chất thải dệt có thể tái chế công nghiệp ít nhất là khoảng 9 triệu tấn trên toàn cầu mỗi năm.
Theo ttxvn.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin