Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm (nghìn lượt). Nguồn: Tổng cục Thống kê |
Trước hết, lượng khách quốc tế đến Việt
Quy mô và thị trường so với cùng kỳ năm trước trong 7 tháng đầu năm là tín hiệu khả quan để cả năm 2013 có thể đạt trên 7,2 triệu lượt người, vượt qua kỷ lục đã đạt được vào năm 2012 (gần 6,85 triệu lượt người) và vượt xa so với các năm trước đó (năm 2011 đạt 6,26 triệu lượt người, năm 2011 đạt 5,05 triệu lượt người…).
Cùng đó là kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch. Với mức chi tiêu bình quân 1 lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng bằng với tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006-2012 (6%/năm), thì mức chi tiêu bình quân 1 lượt khách năm 2013 sẽ đạt khoảng 1.057 USD và nếu dự báo lượng khách đến Việt Nam đạt 7,2 triệu lượt người thì tổng kim ngạch xuất khẩu du lịch năm 2013 sẽ đạt khoảng 7,6 tỷ USD. Đây là nguồn ngoại tệ mạnh không nhỏ, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá, ổn định lòng tin đối với lòng tin quốc gia.
Cơ cấu lượng khách theo mục đích đến có sự chuyển dịch nhất định.
Lượng khách đến du lịch đông nhất (chiếm 61,3%) và có tốc độ tăng cao nhất (tháng 7 tăng 41,5%, 7 tháng tăng 9,3%), khả năng cả năm 2013 có thể vượt qua mốc 4,5 triệu lượt người, cao hơn kỷ lục đã đạt được trong năm 2012 (4,17 triệu lượt người) và cũng cao hơn tỷ trọng của cùng kỳ năm trước (59,4%).
Đông thứ hai là khách đến vì công việc (đầu tư, thương mại, lao động), chiếm 16,7% tổng số và tăng khá so với cùng kỳ năm trước (tháng 7 tăng 19,7%, 7 tháng tăng 4,3%). Tăng khá chủ yếu do quan hệ đầu tư, thương mại của nước ngoài với Việt
Đông thứ ba là lượng người về thăm thân nhân, chiếm 16,7% tổng số và tăng 1,9% so với cùng kỳ, chủ yếu do tháng 7 tăng khá cao (tăng 14,6% so với tháng 6 và tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước) và có thể đạt 1,2 triệu lượt người so với 1,15 triệu lượt của năm 2012.
Lượng khách đến vì các mục đích khác (học tập, chữa bệnh,…) giảm 10,6% và chiếm tỷ trọng thấp nhất (5,3% tổng số).
Trong 7 tháng đầu năm có 18 nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đông đến Việt Nam (từ 41 nghìn lượt người trở lên), trong đó có 13 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 100 nghìn lượt người.
Đông nhất là khách đến từ Trung Quốc (999,9 nghìn lượt người, chiếm 23,8% tổng số) và tăng với tốc độ khá cao (29,2%) và có thể đạt 1,7-1,8 triệu lượt trong năm nay. Chi tiêu bình quân 1 ngày đạt 108 USD, đứng thứ 15 trong các nước và vùng lãnh thổ.
Đông thứ hai là khách đến từ Hàn Quốc với 439,1 nghìn lượt người, tăng 4,3%, khả năng cả năm khoảng 750.000 lượt; chi tiêu bình quân 1 ngày là 131,8 USD, đứng thứ 5.
Đông thứ ba là khách đến từ Nhật Bản với 339 nghìn lượt người, tăng 2,9%, ước cả năm có thể đạt 590.000 lượt người; chi tiêu bình quân 1 ngày 167,8 USD.
Các nước khác có đông lượt khách đến Việt Nam là Hoa Kỳ 269,4 nghìn, Đài Loan-Trung Quốc 227,7 nghìn, Australia 191,7 nghìn (tăng 12,7%), Malaysia 189,5 nghìn (tăng 12,1%), Campuchia 185,5 nghìn, Liên bang Nga 170,5 nghìn (tăng tới 57,4%), Thái Lan 151,8 nghìn (tăng 25,5%), Pháp 124,9 nghìn, Singapore 105,9 nghìn, Vương quốc Anh 105,5 nghìn…
Vấn đề cần quan tâm hiện nay là đẩy mạnh quảng bá, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử; giảm giá, khắc phục các hạn chế bất cập để tăng số ngày lưu trú của khách quốc tế, tăng tỷ lệ quay trở lại các lần sau…
Theo Chinhphu.vn