Quả bòn bon giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa… vừa được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, bạn cần tránh những sai lầm dưới đây để có thể tận dụng được hết công dụng của nó.
Quả bòn bon |
Quả bòn bon (một số nơi còn gọi quả boòng boong) có tên khoa học là Lansium domesticum, thuộc họ Meliaceae. Theo các nhà dinh dưỡng thì cứ 100g thịt trái bòn bon có chứa 0,8g chất đạm; 9,5g chất carbohydrates; 2,3g chất xơ; 20mg calcium; 30mg phosphorus; 0,089mg thiamine; 0,124 mg ribofl avine, 1mg ascorbic acid và khá nhiều vitamin A.
Ngoài ra, bòn bon còn chứa nhiều đường, chất xơ, chất béo, protein, vitamin B1, B2, B3, C, E được xem là những chất mang tính antioxydant giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do gây nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và các khoáng tố như: Ca, Fe, P... giúp tăng lượng hồng cầu và phòng bệnh thiếu máu.
Chất xơ trong trái bòn bon giúp cải thiện hệ tiêu hóa và phòng ngừa nhiều bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nhờ giàu thiamin, chứa riboflavin mà quả bòn bon được biết đến với công dụng rất tốt trong việc chống lại chứng đau nửa đầu và niacin làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong máu.
Ngoài thành phần dinh dưỡng, hạt và vỏ thân cũng như trái bòn bon còn được đông y sử dụng để chế nhiều vị thuốc rất tốt. Vỏ của quả bòn bon khô đốt có thể xua đuổi muỗi, điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy. Hạt bòn bon nghiền lấy bột giúp điều trị bệnh giun đường ruột, làm hạ sốt. Nhựa cây điều trị dạ dày và đường ruột…
Mặc dù có giá trị dinh dưỡng nhưng cần tránh những sai lầm khi ăn quả bòn bon sau đây để tránh gây hại cho sức khỏe:
Không nên nhai hạt
Quả bòn bon thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng. Những múi chưa có hạt hoặc hạt nhỏ có thể nhai luôn. Tuy nhiên, một số múi có hạt lớn thì không nên nhai hoặc nuốt vì trong hạt đắng, chứa một chất xác định là cấu trúc alkaloid độc.
Không cắn vỏ
Vỏ của qủa bòn bon có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận. Trong vỏ bòn bon còn chứa một chất gọi là acid lansium độc đối với tim, ở liều cao có thể làm ngừng tim ếch. Tốt nhất, khi ăn bòn bon không nên cắn trái mà cần dùng tay để tách vỏ, bỏ hạt.
Người tiểu đường không ăn nhiều
Đối với người mắc tiểu đường thì không nên ăn nhiều bởi trong bòn bon có hàm lượng đường tương đối cao. Người bình thường cũng không nên ăn nhiều vì dễ bị nặng bụng.
Hay bị sâu bệnh
Bòn bon thường xuất hiện những bệnh như sâu đục quả, nhện đỏ và rệp sáp. Khi ăn cần quan sát kỹ. Không nên ăn những quả bị dập nát
Nhận diện bòn bon thúc chín
Những thông tin báo chí gần đây đưa, quả bòn bon thường hay bị phun thuốc thúc chín. Bởi vậy để an toàn, khi chọn mua mọi người cần tinh ý. Nếu bòn bon chín tự nhiên thì dưới đít quả sẽ có dấu châm kim li ti, cuống quả còn tươi. Khi bóc ăn thử, bòn bon sẽ có vị ngọt thanh, thịt quả màu trong, hạt đen và nhỏ, đặc biệt không còn mủ.
Ngược lại, bòn bon chín do dùng thuốc kích thích sẽ có màu vàng đất bóng rất đẹp, không hề có dấu châm kim trên quả. Cuống của quả bòn bon thường bị thâm đen, khi ăn có vị chua, thịt quả đục, hạt to có màu hồng và dính mủ vào tay rất nhiều.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin