Nhược thị nếu không được điều trị, não dần dần bỏ qua những hình ảnh được nhìn qua đôi mắt yếu và có thể dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn.
Nhược thị nếu không được điều trị, não dần dần bỏ qua những hình ảnh được nhìn qua đôi mắt yếu và có thể dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn.
Bạn có thể đã nghe nói về thuật ngữ nhược thị, nhưng không phải tất cả chúng ta đều biết chính xác nghĩa của nó. Nhược thị dùng để chỉ tình trạng có sự phát triển thị giác không bình thường trong giai đoạn đầu đời. Tình trạng này có thể xảy ra ngay từ khi trẻ mới sinh ra và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở trẻ em. Nếu không được điều trị, não dần dần bỏ qua những hình ảnh được nhìn qua đôi mắt yếu và có thể dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn.
Dưới đây là tất cả mọi thứ bạn cần biết về căn bệnh nhược thị để phát hiện sớm và điều trị kịp thời:
Nguyên nhân nào gây ra nhược thị?
Mí mắt chảy xệ: Mí mắt bị chùng còn được gọi là ptosis, có thể cản trở tầm nhìn của bạn và gây ra hiện tượng nhược thị
Mất cân bằng cơ: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của nhược thị là sự mất cân bằng của cơ. Nó làm cho mắt quay ra ngoài hoặc chéo vào trong và ngăn cản chúng hoạt động đối xứng.
Các tật khúc xạ: Trong một số trường hợp, một mắt có thể có tiêu cự tốt hơn mắt còn lại, trong đó mắt còn lại có thể bị viễn thị hoặc cận thị. Vì vậy, khi một mắt chụp được hình ảnh mờ và mắt còn lại chụp được hình ảnh rõ ràng, não sẽ bắt đầu tập trung vào hình ảnh rõ ràng và bỏ qua hình ảnh mờ. Điều này nếu không được quan tâm kịp thời sẽ khiến thị lực ở mắt mờ ngày càng trầm trọng hơn.
Lác: Trong tình trạng này, mắt của bạn không xếp hàng đúng cách, mà một mắt có thể quay vào trong hoặc ra ngoài. Những người bị lác không thể tập trung hai mắt vào một hình ảnh và cuối cùng nhìn thấy hình ảnh đôi. Bộ não bỏ qua những hình ảnh mà mắt không thẳng hàng thu được.
Dấu hiệu của đôi mắt nhược thị
Dưới đây là bốn dấu hiệu cần để ý ở con bạn để biết chúng có bị nhược thị hay không:
Thường xuyên nheo mắt: Nếu con bạn thường xuyên nheo mắt và nhắm một mắt khi bước ra ngoài vào một ngày nắng đẹp, rất có thể trẻ bị nhược thị. Nó chỉ ra rằng một bên mắt yếu hơn bên kia.
Khó khăn khi đọc: Nhược thị có thể khiến bạn đọc khó khăn hơn. Nó có thể khiến trẻ đọc lại từ, bỏ từ và thậm chí đọc sai. Đọc sách đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự tập trung và nếu mặt nhược thị khiến cho quá trình đọc trở nên căng thẳng hơn. Đứa trẻ cũng có thể làm các phép tính sai vì chúng không thể nhìn thấy các con số một cách chính xác.
Dễ bị tai nạn: Nếu trẻ liên tục bị ngã và va vào đồ vật thì có thể là do nhược thị, vì nó ảnh hưởng đến khả năng phán đoán vị trí của vật và khoảng cách khiến trẻ bị ngã. Đứa trẻ không thể chơi các môn thể thao đòi hỏi sự phối hợp giữa tay và mắt.
Nghiêng đầu: Con bạn có nghiêng đầu khi xem TV, chơi, chạy hoặc trong hoạt động khác, đó có thể là do nhược thị. Con bạn nghiêng đầu để sử dụng mắt thuận của mình nhìn rõ hơn
Nhược thị nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiều tác hại đối với trẻ, ảnh hưởng đến học tập (đọc viết chậm, học mau mệt, tiếp thu chậm, viết bài sai, hay nhức mắt…); ảnh hưởng đến sinh hoạt (hay bị va chạm, làm vỡ, đổ vật dụng, dễ bị té ngã, khó hòa nhập, không tự tin, tự kỷ…) và gây ảnh hưởng lâu dài làm cho mắt bị lé, thị lực bị giảm sút, thậm chí mù lòa. Để phòng ngừa bệnh nhược thị cho trẻ, phụ huynh cần cho trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ có các biểu hiện, thường xuyên cho trẻ đi khám và kiểm tra thị lực định kỳ.
Theo VOV