10:01, 26/01/2018

Những loại rau củ mọc mầm có hại và có lợi cho sức khỏe

Sau một thời gian các loại trái cây, rau củ quả dự trữ trong nhà có thể nảy mầm để tiếp tục chu kì mới. Vậy loại củ quả nào có thể gây ung thư nếu chúng ta ăn phải ngay sau khi chúng nảy mầm?

Sau một thời gian các loại trái cây, rau củ quả dự trữ trong nhà có thể nảy mầm để tiếp tục chu kì mới. Vậy loại củ quả nào có thể gây ung thư nếu chúng ta ăn phải ngay sau khi chúng nảy mầm?

 

1. Đậu phộng nảy mầm
 
 Loại thực phẩm cần tránh đầu tiên là hạt đậu phộng nảy mầm. Nếu bắt gặp thì hãy nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi căn bếp nhà bạn, bởi nó đã trở thành thực phẩm gây ung thư. 
 
Không chỉ nảy mầm mà đậu phộng mốc cũng có thể sản xuất một lượng lớn độc tố aflatoxin, chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới được liệt kê vào danh sách là một chất gây ung thư. Sau khi ăn, nó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư ở người .
 
2. Khoai tây

 

Ngoài đậu phộng, khoai tây nảy mầm cũng không nên sử dụng, nhiều người tiếc của vẫn để lại và tiếp tục ăn. Trong thực tế, khoai tây hay mọc mầm vào mùa hè và tạo ra một chất độc có tên là solanine. Nếu ăn loại củ mọc mầm này có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy cùng một loạt các triệu chứng của ngộ độc.
 
3. Khoai lang
 
 Ngoài khoai tây thì khoai lang nảy mầm cũng có thể gây ngộ độc. Sau khi nảy mầm, lớp biểu bì củ khoai lang sẽ xuất hiện những đốm đen và độc tố sẽ được thải ra. Ngay cả sau khi được nấu chín ở nhiệt độ cao độc tố vẫn còn, có thể làm hỏng dần chức năng gan ở người. Vì vậy tuyệt đối không được ăn những thực phẩm trên.
 
Ngược lại, 4 loại thực phẩm nảy mầm dinh dưỡng tăng gấp đôi:
 
1. Tỏi

 

Nhiều người nghi ngờ rằng liệu tỏi sau khi nảy mầm có thể ăn được không. Nếu tỏi nảy mầm, miễn là tỏi không thay đổi màu sắc hoặc bị nấm mốc, bạn có thể ăn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra tỏi có nồng độ chất chống oxy hoá cao hơn tỏi tươi, thậm chí là chống ung thư, chống lão hóa.
 
2. Mầm đậu nành
 
Đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao. Sau khi nảy mầm, các chất dinh dưỡng lại càng nhiều hơn. Có thể thấy mầm đậu nành dễ ăn hơn có tác dụng tốt hơn, đặc biệt với người có chức năng tiêu hóa không tốt.
 
3. Cây đậu Hà Lan
 
Cây giống hạt đậu đang rất được khuyến khích sử dụng, với hàm lượng carotene lên đến 2.700 μg /gram, trong khi đó các loại trái cây và rau thường ăn chỉ khoảng 100 μg /gram carotene.
 
4. Hạt tam giác mạch
 
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hạt cây tam giác mạch nảy mầm có khả năng làm hạ huyết áp, ức chế gan nhiễm mỡ. Và với hàm lượng chất xơ trong khẩu phần tăng lên, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
 
Theo Tiền phong