Rối loạn tic không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng sẽ dễ hình thành thói quen xấu ở trẻ. Trẻ nhỏ chơi game, sử dụng smartphone nhiều cũng là một nguyên nhân dẫn đến rối loạn máy giật (tic).
Rối loạn tic không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng sẽ dễ hình thành thói quen xấu ở trẻ. Trẻ nhỏ chơi game, sử dụng smartphone nhiều cũng là một nguyên nhân dẫn đến rối loạn máy giật (tic).
Theo BS Nguyễn Quang Vinh( Khoa nhiễm thần kinh, BV Nhi đồng 1), trong số 60 ca đến khám bệnh về thần kinh mỗi ngày, có 5-7 ca điều trị bệnh TIC. TIC là một loại rối loạn hành vi, gây ra những động tác hoặc âm thanh không kiểm soát được, xuất hiện đột ngột và không có mục đích.
Cũng theo BS Vinh, các bệnh nhi đến khám ở BV Nhi đồng 1 thường có biểu hiện bị giật cơ mắt, miệng hoặc vai liên tục. Sau khi loại trừ các bệnh lý về mắt, bệnh nhân được xác định mắc rối loạn TIC. “Khi đi học, các bé liên tục bị thầy cô nhắc nhở vì cho là cố tình làm những hành động như vậy, điều đó khiến trẻ bị căng thẳng, càng muốn kiểm soát hành vi thì tình trạng càng trở nên nặng”, BS Vinh cho biết.
Hiện tại vẫn không xác định được nguyên nhân của triệu chứng này, mặc dù có thể rối loạn TIC có thể liên quan đến phần não bộ điều khiển hoạt động. “Nếu tình trạng nặng, mật độ rối loạn thường xuyên có thể dùng thuốc để can thiệp, ngược lại sẽ điều trị tâm lí kết hợp với thư giãn cho bệnh nhân”, BS Vinh thông tin.
TIC có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ, tình trạng này dễ mắc nhiều ở trẻ từ 4-6 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Smartphone cũng được xem là nguyên nhân gây rối loạn máy giật, nếu sử dụng thường xuyên, cơ mắt phải điều chỉnh nhiều, tăng nguy cơ mắc triệu chứng này.
Theo Tiền phong