Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030 được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành tháng 11-2022, được đánh giá là một cam kết chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh trong việc bảo vệ vịnh đẹp toàn cầu Nha Trang.
Bên cạnh những nỗ lực mang lại kết quả tích cực, Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030 vẫn còn những khó khăn, vướng mắc đối với các đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ khi đang thiếu nhân lực, tài lực, phương tiện và quyền hạn...
Trong vịnh Nha Trang có 19 đảo lớn nhỏ, có những đảo đông dân cư như Trí Nguyên, Bích Đầm, người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển. Hướng đến xanh hóa những làng chài giữa biển là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030.
Sau một năm rưỡi triển khai, có thể thấy tầm nhìn đúng đắn và tính tổng thể của Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030 của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Trong kế hoạch phát triển ngành công nghiệp, thương mại tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030, lĩnh vực công nghiệp được đặc biệt chú trọng và xác định là trụ cột kinh tế...
Mục tiêu được tỉnh đặt ra khi xây dựng Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa (đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) là từng bước phát triển công nghiệp nuôi biển...
Trong hàng thập niên, việc nuôi biển bằng lồng bè gỗ truyền thống đã để lại nhiều hệ lụy về môi trường, không thích ứng được với biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi sang nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường là định hướng lớn mà tỉnh đang theo đuổi để phát triển kinh tế biển xanh.
Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của Chính phủ, của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 09 đều khẳng định mục tiêu phát triển mạnh kinh tế biển...