Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ ngày 03/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa – Ninh Thuận khoảng 500km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90 – 100kg/giờ), giật cấp 13.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ ngày 03/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa – Ninh Thuận khoảng 500km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90 – 100kg/giờ), giật cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và mạnh lên. Đến 04 giờ ngày 04/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,2 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 – 12 (100 – 135km/giờ), giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 7 – 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11 – 12, giật cấp 15; biển động dữ dội.
1. Đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh sức gió giật cấp 14, 15 (mạnh nhất so với các cơn bão từng đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa trong 35 năm qua); để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các đơn vị quản lý hồ chứa khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
2. Tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 02/11/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
3. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
- Tổ chức đi cơ sở kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương theo Quyết định phân công của Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Các tổ công tác của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được phân công theo dõi cùng dự họp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương để rà soát công tác phòng, chống bão (địa phương nào đã họp thì Tổ công tác họp với Bộ phận thường trực Ban Chỉ huy), sau đó đi kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương để chỉ đạo công tác phòng chống bão, mưa lũ, công tác sơ tán dân và khắc phục hậu quả sau bão, mưa lũ; phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc và đề xuất hướng xử lý cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và UBND tỉnh để giải quyết, nhằm đáp ứng kịp tời công tác phòng, chống bão số 12.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với các đơn vị tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện; đồng thời phân công lực lượng trực tiếp xuống từng địa bàn để phối hợp với các địa phương hỗ trợ người dân sơ tán, tránh trú.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với Sở Giao thông – Vận tải và các địa phương ven biển tiếp tục kêu gọi tàu, thuyền của ngư dân còn hoạt động trên biển khẩn trương trở vào bờ, hoặc tìm chỗ tránh, trú bão an toàn; ngưng hoạt động cáp treo Vinperland kể từ 14h00’ ngày 03/11/2017 cho đến khi kết thúc bão.
6. UBND các huyện, thị xã thành phố triển khai phương án ứng phó thiên tai đã được duyệt, trong đó tập trung thực hiện một số nội dung sau:
6.1. Chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN địa phương phân công các thành viên đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị phòng, chống bão, mưa lũ tại các xã, phường, thị trấn, các vùng trọng điểm, trong đó đặc biệt lưu ý:
- Chỉ đạo kiểm tra việc neo, đậu, sắp xếp tàu, thuyền tại các địa điểm tránh, trú bão;
- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra công tác sơ tán dân ra khỏi các vùng nguy hiểm đến nơi có chỗ ở kiên cố, không để người ở lại nhà tạm, nhà yếu có thể tốc mái, sập đổ khi bão to, gió lớn; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chằng, néo nhà cửa, sắp đặt bao cát trên mái nhà (chú ý kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thật cụ thể), bảo vệ kho tàng, công sở, trường học, bệnh viện và các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn, việc sơ tán dân tại các vùng xung yếu, nguy hiểm, cửa sông, ven biển, bảo đảm phải hoàn thành trước khi bão đổ bộ vào (phải chuyển tới nơi cao ráo, an toàn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm…). Việc sơ tán dân phải hoàn thành trước 16h00’ ngày 03/11/2017; tổ chức lực lượng canh gác đảm bảo an ninh trật tự ở những khu vực phải sơ tán dân.
- Tổ chức sơ tán người dân trên các lồng bè, tàu thuyền đang neo đậu, kiên quyết không để người dân ở trên các lồng bè, tàu thuyền khi bão đổ bộ; việc sơ tán phải hoàn thành trước 16h00’ ngày 03/11/2017.
6.2. Chuẩn bị bao cát để cấp phát cho dân chằng néo trên các mái nhà để hạn chế tốc mái khi có bão ảnh hưởng.
6.3. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn cử lực lượng chốt chặn không cho người dân qua lại các cầu, ngầm tràn, sông, suối khi có bão, mưa lũ; đồng thời không cho các phương tiện phà, đò trên các sông suối hoạt động khi có mưa lũ. Chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men cho vùng có thể bị chia cắt.
6.4. Ác địa phương ven biển chỉ đạo Đội Thanh niên xung kích kiểm tra, cấm người dân tấm biển trong những ngày bão đổ bộ.
6.5. Chỉ đạo các đơn vị quản lý đô thị, cây xanh khẩn trương rà soát, chặt tỉa các cây dễ đổ ngã không đảm bảo an toàn trên các tuyến đường của thành phố, thị xã, thị trấn… việc chặt tỉa cành cây phải hoàn thành trước 16h00’ ngày 03/11/2017.
7. Công an tỉnh triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự xã hội khi có bão, phối hợp với lực lượng quân đội, các ngành và các địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn.
8. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Khánh Hòa sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương trong công tác tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt chú trọng công tác phòng chống cháy nổ trong những ngày bão đổ bộ.
9. Sở Du lịch phối hợp với các địa phương chỉ đạo các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở lưu trú (đặc biệt là các khu vực ven biển) thực hiện gia cố các mái tôn, cửa kính, bẳng hiệu nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, tránh đổ, vỡ do gió bão gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân và du khách.
10. Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo dừng các chương trình văn hóa, văn nghệ, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 trong các ngày bão, mưa lũ ảnh hưởng đến tỉnh.
11. Sở xây dựng tiếp tục phối hợp với các địa phương yêu cầu các chủ đầu tư, các đơn vị thi công nhà cao tầng khẩn trương tháo dỡ hoặc hạ thấp cao độ các cần cẩu, phương tiện thi công, che hắn các khu cực đang xây dựng, để bảo đảm an toàn cho người, tài sản nhà nước, nhân dân trước khi bão đổ bộ.
12. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát lại các tuyến đường giao thông trên địa bàn và kịp thời khắc phục các hư hỏng công trình; phối hợp với công an tỉnh tổ chức phân luồng giao thông để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian bão, mưa lũ xảy ra.
13. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị phát thanh và truyền hình, các cơ quan thông tấn báo chí thông tin thường xuyên để đưa tin về diễn biến của bão trên các phương tiện báo, đài, phát sóng truyền hình, hệ thống phát thanh lưu động; đồng thời các doanh nghiệp bưu chính viễn thông thường xuyên thông tin về diễn biến của bão qua các tin nhắn để kịp thời cung cấp thông tin cho người dân chủ động phòng, chống.
14. Các sở, ngành liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống bão, mưa lũ; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện… để tham gia phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn trên toàn tỉnh.
15. Đài Phát thanh – Truyền hình Khánh Hòa và các phương tiện thông tin đại chúng cắt giảm thời lượng phát sóng các chương trình để ưu tiên thông tin thường xuyên về tình hình, diễn biến của bão số 12; các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, bão để cho nhân dân biết chủ động ứng phó (tổ chức phát tin ngay khi nhận được bản tin, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và sau 1 giờ phát lại một lần cho đến khi có tin mới hoặc khi bão đã kết thúc).
16. Các đơn vị quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tiếp tục theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ để tính toán lưu lượng nước về hồ và căn cứ tình hình vùng hạ du để điều tiết, xả lũ trước để hạ mực nước hồ nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạn chế ngập lụt cho vùng hạ du.
17. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h và thường xuyên báo cáo công tác chỉ đạo triển khai phòng chống bão về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Chủ tịch Lê Đức Vinh