Nội kể thuở nhỏ ba học rất giỏi, yêu nghề giáo. Lúc thi đậu ngành sư phạm, thời gian chờ nhập học, ngày nào rảnh rỗi ba cũng giả đóng vai thầy giáo, ăn mặc lịch sự, tay cầm thước kẻ, chắp tay sau lưng đi qua đi lại, chỉ vào vách tường đất, giảng bài: "Quê hương ta, rừng vàng biển bạc...".
Nội kể thuở nhỏ ba học rất giỏi, yêu nghề giáo. Lúc thi đậu ngành sư phạm, thời gian chờ nhập học, ngày nào rảnh rỗi ba cũng giả đóng vai thầy giáo, ăn mặc lịch sự, tay cầm thước kẻ, chắp tay sau lưng đi qua đi lại, chỉ vào vách tường đất, giảng bài: “Quê hương ta, rừng vàng biển bạc...”.
Thời đó, cuộc sống rất khó khăn. Nghề giáo lương ba cọc ba đồng, nhiều người đã bỏ nghề đi làm việc khác. Mẹ cũng khuyên ba bỏ nghề nhưng ba không chịu.
Các con lần lượt ra đời, cuộc sống gia đình càng khó khăn hơn. Ba đành chia tay với nghề, đi làm ăn xa. Mỗi lần về thăm nhà, ba thường tránh đi qua con đường có ngôi trường ngày xưa ba từng dạy, bởi ba sợ nhìn thấy các em học sinh, sợ nghe tiếng trống trường, lòng chộn rộn, nhớ nghề! Nhưng, ba vẫn nuôi hy vọng nếu một vài năm sau gia đình có điều kiện tốt hơn, ba sẽ xin về trường dạy lại.
Nhưng vì cuộc sống, suốt ngày ba đánh vật với cơm áo gạo tiền nên đành gác lại ước mơ. Bây giờ, các con đã lớn, có nghề nghiệp ổn định, ba cũng già và yếu đi, lại hay đau bệnh. Mấy đứa con thương ba, hỏi: “Ba muốn đi chơi đâu, ăn gì, để tụi con lo?”. Ba thiết tha bảo tôi, đứa con gái làm giáo viên dạy sử:
- Ba muốn ngồi dưới lớp, tận mắt nhìn thấy con gái của ba, mặc áo dài, đứng trên bục giảng bài!...
Mấy đứa con rơm rớm nước mắt.
LÊ ĐỨC QUANG