Nó vội vã chạy lại nhặt tờ báo lên, tay dúi vào áo và chùi sạch những vết bẩn trên tờ báo, bỏ báo vào hộp, lấy túi nilon bao lên cẩn thận rồi cầm tay đứa em bước đi, cố tìm cho ra một “người khách hảo tâm”.
- Không mua! Tránh ra cho tao trú mưa! Trời thế này báo biếc gì!
Nó vội vã chạy lại nhặt tờ báo lên, tay dúi vào áo và chùi sạch những vết bẩn trên tờ báo, bỏ báo vào hộp, lấy túi nilon bao lên cẩn thận rồi cầm tay đứa em bước đi, cố tìm cho ra một “người khách hảo tâm”.
***
- Ê! Nhóc! Lại đây ta bảo! Bán cho ta một tờ báo lao động.
Nó vừa nhanh tay rút báo, vừa lê tấm thân gầy yếu ớt về phía ông khách. Một tờ báo? Ừ! Chỉ một tờ báo thôi nhưng với nó, đó là cả một niềm vui. Đã mấy ngày hôm nay, nó chưa bán được tờ nào.
Ba mẹ nó mất sớm từ khi nó mới 8 tuổi, để lại nó và một đứa em trai 8 tuổi. Nhà nó nghèo. Nghèo đến nỗi hằng ngày phải lo cho được một bữa cơm cà cùng khó. Năm nó 5tuổi, nó cùng gia đình lên thành phố kiếm sống. Nghề chính của ba mẹ nó là phụ hồ, còn nó thì cùng đứa em lang thang trên các hẻm, phố bán báo.
Trớ trêu thay cho số phận hai đứa nhỏ! Trong một lần tham gia làm công trình, tai nạn lao động đã xảy đến và cướp đi sinh mạng của ba me nó. Không một người thân thích, không được sự giáo dưỡng, cũng không được sự quan tâm, vì gia đình nó là dân nhập cư.
Từ khi ba mẹ mất, nó phải tự tay chăm sóc cho đứa em và lo cho chính bản thân mình. Nó vẫn tiếp tục nghề bán báo, vì còn quá nhỏ. Hằng ngày, vào 5h30 phút sáng, hai anh em nó dắt nhau ra các bến xe, tay cầm theo một hộp đựng báo nho nhỏ. Phải đi sớm thì may ra mới còn khách mua. Hai anh em nó chưa ăn gì. Ừ! Mà có gì đâu để ăn. Trời mưa rã rích, những cơn gió mạnh cứ dập hoài không ngớt, đường phố vắng tanh, thỉnh thoảng lại có vài chiếc xe khách lao vụt qua cuộn gió, cuộn nước như muốn hất tung tất cả những gì xung quanh. Nhìn cái cảnh tượng ấy chẵng ai muốn bước chân ra khỏi nhà. Cái chợ nhỏ trong hẻm thường ngày vẫn có người bày hàng ra bán nay cũng đã không một bóng người. Ấy thế mà hai anh em nó vẫn mặc mưa gió, dìu nhau đi. Có lẽ đã thành quen! Nó không còn thấy sợ cái cảnh này nữa. Phải chăng vì cuộc sống? Nó chỉ còn thấy thương cho đứa em.
6h sáng, đi mãi cuối cùng hai anh em nó cũng đã đến được bến xe. May quá! Vẫn còn kịp! Chuyến xe sáng vừa đáp xuống. Mấy ngày nay, trời mưa lớn, hai anh em nó bị trễ giờ, vì mệt! Thời tiết xấu nên dường như mọi thứ đều diễn ra nhanh hơn, cả anh em nó cũng vậy. Vừa thấy mấy người khách bước xuống xe và đi lại phía quán nước gần đó, như bản năng, nó cầm chặt tay đứa em lao nhanh theo tốp người kia. Cuộc sống bắt nó phải như vậy. Nó tuy yếu ớt nhưng rất nhanh nhẹn, siêng năng, cứng cỏi và từng trải hơn bao đứa trẻ khác. Ở độ tuổi như nó, đáng lẽ ra phải được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ , người thân, được hưởng cái gọi là mái ấm gia đình. Vậy mà giờ đây, ngay đến cả một bữa cơm no đối với nó cũng nghe sao khó khăn quá!
- Bác ơi! Báo mới đây ạ!
Bàn tay nhỏ gầy vừa đưa tay lấy báo, vừa run run vì lạnh.
- Bác mua giúp cháu một tờ nhé!
Ông khách chừng khoảng 40 tuổi, dáng người cao to, lịch lãm bất ngờ đưa tay hất vèo tờ báo xuống đất, quát to:
- Không mua! Tránh ra cho tao trú mưa! Trời thế này báo biếc gì!
Nó vội vã chạy lại nhặt tờ báo lên, tay dúi vào áo và chùi sạch những vết bẩn trên tờ báo, bỏ báo vào hộp, lấy túi nilon bao lên cẩn thận rồi cầm tay đứa em bước đi, cố tìm cho ra một “người khách hảo tâm”.
Đã 1giờ trôi qua, khách đi lại vắng dần mà hai anh em vẫn chưa bán được tờ nào. Vẫn là cuộc hành trình mỗi ngày, con đường nó đi qua bắt đầu từ khu nhà lụp xụp ba mẹ nó để lại, đến bến xe, đến chợ, rồi trên các con phố lớn, nó lê tâm thân gầy đi tiếp. Nhưng dường như nó không còn đủ sức để bước, hai anh em nó đã ướt nhẹp, đứa em bỗng khụy xuống vì lạnh và có lẽ vì cả đói nữa. Thằng bé đã lên cơn sốt, trán nóng và người run rẫy. Thương em, lo lắng nhưng bất lực. Nó dìu em vào một mái hiên ven đường, bàn tay nhỏ gầy ôm đứa em vào lòng mà lo sợ...! Nhìn nỗi sợ hãi trên khuôn mặt nó lúc ấy thật thương tâm!
Ngoài trời vẫn mưa, hộp báo bị gió hất tung ra xa, ướt nhẹp. Trong mắt nó không còn thấy gì khác ngoài một vùng tối lờ mờ.
Theo (truyenngan)