Những năm thế kỷ XVIII, nước Pháp là một quốc gia giàu có, tài nguyên phong phú, đất đai phì nhiêu…, nhưng vì tiêu xài phung phí, dành nhiều đặc lợi cho tầng lớp quý tộc, cư sĩ và bị áp lực về chiến tranh… đã khiến chính quyền nước Pháp kiệt quệ tài chính. Vì thế, chính quyền vua Louis XVI phải đánh thuế nhiều hơn, dẫn đến người nông dân bị áp bức, cuộc sống khốn cùng.
Những năm thế kỷ XVIII, nước Pháp là một quốc gia giàu có, tài nguyên phong phú, đất đai phì nhiêu…, nhưng vì tiêu xài phung phí, dành nhiều đặc lợi cho tầng lớp quý tộc, cư sĩ và bị áp lực về chiến tranh… đã khiến chính quyền nước Pháp kiệt quệ tài chính. Vì thế, chính quyền vua Louis XVI phải đánh thuế nhiều hơn, dẫn đến người nông dân bị áp bức, cuộc sống khốn cùng.
Nhờ tiếp cận các tư tưởng mới về công bằng, lẽ phải, cùng với sự đồng hành của các nhà quý tộc tiến bộ đã góp phần làm cho cuộc cách mạng thành công nhanh chóng. Ngày 12-7-1789, dân chúng đã đi diễu hành trên các đường phố Paris và hô vang khẩu hiệu “Bánh mì rẻ”, “Hãy mở cửa nhà tù”… Đến sáng 14-7-1789, rất đông dân chúng kéo đến cướp Nhà phế binh lấy vũ khí và đại bác, rồi kéo đến tấn công ngục Bastille - nơi giam cầm nhiều người dân bị coi là chống đối chính quyền. Sau 4 giờ xung đột, họ đã đánh chiếm được ngục Bastille.
Ngày phá ngục Bastille 14-7-1789 mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp, giải phóng các tư tưởng tiến bộ xã hội Pháp khỏi sự kìm hãm dưới chế độ phong kiến, chế độ quân chủ chuyên chế với một chính quyền mới gọi là “Công xã Paris”. Ngày 14-7 trở thành ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Pháp.
Nhân kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp (1789-1989), ngày 14-7-1989, nước ta phát hành bộ tem chào mừng sự kiện trên, gồm 2 mẫu: Tự do - Bình đẳng - Bác ái (100đ) và Mẹ tự do trên chiến lũy (500đ), do họa sĩ Trần Thế Vinh thiết kế. Tiếp đó là bộ tem Danh họa Pháp trong dịp triển lãm tem thế giới tại Pháp ‘89, gồm 7 tem: Bắt vua Louis XVI, Tự do, Bình đẳng, Bác ái cùng giá 50đ, Phá ngục Bastitte 100đ và tem khối Mẹ tự do trên chiến lũy. Bộ tem do họa sĩ Trần Thế Vinh và Hoàng Thúy Liệu thiết kế.
Ngụy Như Ánh