Lễ hội Cầu ngư là tục thờ cúng cá Ông (cá Voi), còn gọi là thần Nam Hải của ngư dân các làng chài ven biển Nam Trung bộ, đã tồn tại bao đời nay, có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân.
Lễ hội Cầu ngư là tục thờ cúng cá Ông (cá Voi), còn gọi là thần Nam Hải của ngư dân các làng chài ven biển Nam Trung bộ, đã tồn tại bao đời nay, có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân.
Khi bình minh vừa ló rạng, dân làng tổ chức Lễ nghinh Ông trên biển |
Bà con ngư dân tham dự lễ rước Ông về lăng |
Lễ tế diễn ra rất trang trọng sau lễ rước theo nghi thức cổ truyền |
Sau lễ Tế chánh là phần hát Thứ lễ và Tôn vương do đoàn hát bội biểu diễn |
Các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín trong làng ngồi xem hát bội, đánh trống chầu giữ nhịp cho vở diễn, thưởng thẻ cho đào kép hát hay, diễn đẹp. |
Phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống như: Lễ Rước sắc, lễ Nghinh Ông, lễ Tế chánh, lễ Tôn vương, lễ Tống na... Phần hội rực rỡ màu sắc với hàng trăm tàu đánh cá của ngư dân được trang trí cờ, hoa để thực hiện nghi thức rước Ông ra biển, trên các ghe chở rất đông bà con tham dự đoàn rước. Hò bá trạo vừa là nghi thức tế lễ vừa là hình thức múa hát đặc trưng của lễ hội Cầu ngư, diễn tả tinh thần đoàn kết vượt qua sóng dữ, mang về mùa cá bội thu.
Đây cũng là dịp để ngư dân làng biển tỏ lòng biết ơn đối với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn và thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề.
Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Văn Thành Châu