09:10, 11/10/2014

"Hồn Việt trong tà áo dài đương đại"

Kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014) và 84 năm Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Báo Phụ nữ Thủ đô đã tổ chức hội thảo "Hồn Việt trong tà áo dài đương đại".

Kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014) và 84 năm Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Báo Phụ nữ Thủ đô đã tổ chức hội thảo “Hồn Việt trong tà áo dài đương đại”.

 

f
Ảnh minh họa.


Chiếc áo dài đã có một quá trình gắn bó với những thăng trầm của lịch sử dân tộc để rồi tỏa sáng vẻ đẹp trong thời đại ngày nay. Đơn giản, gọn dàng, duyên dáng mà thanh lịch, áo dài - trang phục truyền thống đã gắn bó với đời sống thường ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.


Bên cạnh đó, kín đáo mà gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt Nam, tạo thành sản phẩm văn hóa vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.


Tuy nhiên, xét dưới góc độ ứng dụng thực tế hiện nay, áo dài chưa thực sự thuận tiện trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy dẫn đến tâm lý e ngại sử dụng áo dài của một số phụ nữ hiện đại.


Để chiếc áo dài thêm tiện dụng và gắn bó với đời sống của phụ nữ Việt Nam, các đại biểu tham dự Hội thảo đã đưa ra một số ý kiến như: Các nhà thiết kế và sản xuất áo dài tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, tăng thêm tính ứng dụng của áo dài, giúp cho người mặc thuận tiện hơn. “Tà áo dài xưa dường như rất thoải mái, tiện lợi ngay với cả những người dân lao động chứ không áo dài hiện nay. Thiết nghĩ các nhà thiết kế áo dài nên suy nghĩ làm sao đưa tà áo dài trở nên thông dụng hơn trong đời sống”, Giáo sư Lê Văn Lan nói.


Tuy nhiên, vẫn phải giữ được vẻ đẹp của sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại. Các nhà thiết kế cũng tiếp tục sáng tạo, kết hợp văn hóa dân tộc với thời trang tạo thêm nét đẹp độc đáo của áo dài trong các buổi trình diễn tuần lễ thời trang quốc tế, các cuộc thi hoa hậu trong và ngoài nước, các kỳ festival… góp phần tôn vinh tà áo dài, quảng bá hình ảnh quốc gia, biểu tượng văn hóa của dân tộc ra thế giới.


Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về văn hóa truyền thống, tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động tôn vinh áo dài truyền thống; vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ sử dụng nhiều hơn trang phục áo dài.
 

Theo Kinh tế&Đô thị