Trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất, đánh dấu thời khắc chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết, để người chết được trở về thế giới vĩnh hằng.
Trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất, đánh dấu thời khắc chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết, để người chết được trở về thế giới vĩnh hằng.
Trải qua nhiều thăng trầm, lễ Bỏ mả hiện vẫn được cộng đồng người Raglai gìn giữ khá nguyên bản, nhất là ở xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Lễ được tiến hành với nhiều nghi thức như: lễ nhà mồ, lễ cúng, lễ đặt kagor (vật trang trí mang hình con thuyền đặt trên nóc nhà mồ biểu tượng cho nơi trú ngụ của ông bà ở thế giới bên kia), lễ rước ông bà, lễ giáp mặt tổ tiên và tục chia của…
Lễ bỏ mả không chỉ thể hiện sự hiếu nghĩa với người đã khuất mà còn tích hợp nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống, mang giá trị gắn kết cộng đồng (mọi người cùng đóng góp vật chất để tổ chức lễ).
Với những giá trị đó, mới đây Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ Bỏ mả của người Raglai ở xã Ba Cụm Bắc (Khánh Sơn) là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Khánh Hòa online ghi lại về nghi lễ đặc biệt này.
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hòa (thứ hai từ trái sang) trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện cộng đồng người Raglai ở huyện Khánh Sơn. |
Tiết mục múa chào mừng trong ngày đón nhận bằng chứng nhận Lễ Bỏ mả của người Rahlai là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |
Người thân khóc thương người đã khuất trong ngày lễ Bỏ mả |
Thầy cúng đang cúng lễ Bỏ mả |
Tiếng mã la (chiêng) tiễn đưa người đã khuất về với ông bà. |
Đoàn người đi lễ mang theo kagor lên đặt ở nhà mồ |
Thầy cúng dẫn đầu đoàn lễ đi lên mộ. |
Nhà mồ của người Ralai. |
XUÂN THÀNH