"Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy" là câu thành ngữ phản ánh nếp sống lễ nghĩa, hướng về gia đình trong ngày Tết của người Việt.
"Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy" là câu thành ngữ phản ánh nếp sống lễ nghĩa, hướng về gia đình trong ngày Tết của người Việt. Trong tâm thức của người Việt, Tết, đặc biệt là ngày mùng 1 luôn là ngày đoàn viên, ngày dành cho gia đình. Dù ở đâu, đi đâu, làm ăn xa, giàu hay nghèo, vào mùng 1 Tết, ai cũng muốn về, thắp nén hương trầm trên bàn thờ để tưởng nhớ tới tổ tiên và quây quần bên mái ấm gia đình, ở đó ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu… tề tựu chúc Tết nhau bằng những lời tốt đẹp nhất như: khỏe mạnh sống lâu, an khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt… Đó là nét đẹp văn hóa đầu xuân vẫn được nhiều gia đình gìn giữ.
Vào ngày Tết, bàn thờ gia tiên luôn được sửa soạn công phu với chân đèn sáng bóng, hoa quả tươi ngon và nghi ngút khói hương. |
Mỗi thành viên trong gia đình đều thắp hương khấn vái, cầu mong tổ tiên về ăn Tết và phù hộ cho gia đình, con cháu. |
Trẻ chúc Tết người lớn tuổi. |
Ông bà mừng tuổi cháu. |
Đón khách xông đất đầu xuân. |
Gia đình sum họp bên mâm cơm đầu năm. |
Bé khoe áo mới ngày Tết. |
Chụp ảnh lưu niệm với hoa mai. |
Tảo mộ đầu năm, một nét đẹp truyền thống thể hiện tình cảm hướng về nguồn cội của người Việt. |
Thanh Thảo