Sáng 30-4 (tức 21-3 âm lịch), tại khu di tích Tháp Bà Ponagar (TP. Nha Trang), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa tổ chức khai mạc lễ hội Tháp Bà Ponagar.
Sáng 30-4 (tức 21-3 âm lịch), tại khu di tích Tháp Bà Ponagar (TP. Nha Trang), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa tổ chức khai mạc lễ hội Tháp Bà Ponagar.
Dự lễ có ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hòa, Lê Xuân Thân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo khách hành hương trong, ngoài tỉnh.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar (được tổ chức từ ngày 21 đến 23-3 âm lịch hàng năm) là lễ hội nhằm để tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar), người mẹ xứ sở đã có công dạy người dân cách làm ăn (trồng lúa, dệt vải), sinh sống.
Năm nay, lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức như: lễ mộc dục (thay xiêm ý cho tượng), lễ cầu siêu và thả hoa đăng, lễ cầu “Quốc thái, dân an”, lễ tế cổ truyền, dâng hương lễ Mẫu, lễ hoàn kinh, cúng ngọ…
Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như: múa bóng, hát văn, diễn tuồng, trình diễn nghệ thuật gốm và dệt thổ cẩm của người Chăm...
Theo dự kiến của ban tổ chức, năm nay lễ hội Tháp Bà Ponagar thu hút khoảng hơn 60.000 lượt khách hành hương. Trong lễ khai mạc, Ban tổ chức đã làm lễ đón nhận bằng chứng nhận Lễ hội Tháp Bà Ponagar là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch công nhận cuối năm 2012.
Tháp Bà Ponagar lung linh trong đêm hội hoa đăng |
Rước bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lên Tháp Bà Ponagar. |
Ông Nguyễn Hữu Toàn - Cục phó Cục Di sản (Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch - bìa phải) trao bằng chứng nhận Lễ hội Tháp Bà Ponagar là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch. |
Ông Lê Xuân Thân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đánh trống khai hội. |
Khách hành hương về dự lễ hội. |
Đoàn nghệ thuật Chăm biểu diễn múa quạt trong lễ khai mạc. |
Đại biểu và khách hành hương dự lễ khai mạc lễ hội. |
Từng dòng người nối nhau vào Tháp dâng hương lên Bà mẹ xứ sở |
Đội lễ chờ dâng hương |
Theo truyền thống, đồng bào người Chăm thường cúng mặn ngay bên ngoài chân Tháp |
Nghệ nhân người Chăm trình diễn nghệ thuật làm gốm. |
Dệt thổ cẩm là một nghề thủ công truyền thống độc đáo của người Chăm. |
Dòng người đến rồi đi không dứt |
XUÂN THÀNH