Tỷ giá USD hôm nay (13-7): Rạng sáng 13-7-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.248 đồng.
Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,36%, xuống mốc 104,08.
Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới
Đồng USD giảm trong phiên giao dịch vừa qua, và giảm phiên thứ hai liên tiếp so với đồng yên Nhật, đặt ra câu hỏi liệu Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ hay chưa, trong bối cảnh các nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Biểu đồ biến động Chỉ số DXY trong 24 giờ qua. |
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm sau khi tăng nhẹ trước đó khi báo cáo chỉ số giá sản xuất (PPI) cho thấy giá tăng hơn dự kiến trong tháng 6.
Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được công bố hôm 11-7 thấp hơn dự kiến, điều này làm tăng đặt cược rằng việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ bắt đầu vào tháng 9.
Emily Roland, đồng Giám đốc chiến lược đầu tư tại John Hancock Investment Management, cho biết: “Có nhiều dữ liệu và báo cáo thu nhập trong tuần này, tất cả những gì thị trường quan tâm là báo cáo CPI. Điều này càng góp phần xác nhận lạm phát đang giảm dần”. Và trong khi cuộc khảo sát của Đại học Michigan cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm trong tháng 7, thì các nhà đầu tư lại kỳ vọng rằng lạm phát trong năm tới sẽ được cải thiện.
Roland nói: “Hiện tại, chúng ta đang trong bối cảnh ‘tin xấu là tin tốt’. Giảm phát là tốt ở một khía cạnh nào đó, nhưng đó cũng là tín hiệu cho thấy tăng trưởng đang chậm lại”.
Trong khi đó, dữ liệu hoạt động hàng ngày từ Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) vào ngày 12-7 cho thấy BOJ đã chi từ 3,37 nghìn tỷ đến 3,57 nghìn tỷ yên (tương đương 21,18 tỷ – 22 tỷ USD) để mua đồng yên vào một ngày trước đó, chưa đầy ba tháng sau lần gần đây nhất chính quyền can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Tokyo, Masato Kanda, ngày hôm qua 12-7 đã từ chối bình luận về việc liệu có sự can thiệp hay nào trên thị trường tiền tệ hay không.
Đồng USD chốt phiên giao dịch giảm 0,56%, xuống mức 157,91 yên/USD sau khi đạt 157,3 trước đó, mức thấp nhất kể từ ngày 17-6. Đồng yên chạm mức thấp nhất trong 38 năm là 161,96/USD vào tuần trước.
Chính quyền Tokyo đã can thiệp vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, chi khoảng 9,8 nghìn tỷ yên (61,55 tỷ USD) để hỗ trợ đồng tiền này.
Khoảng cách giữa lãi suất của Mỹ và Nhật Bản đã tạo ra cơ hội giao dịch sinh lời cao, trong đó các nhà giao dịch vay đồng yên với lãi suất thấp để đầu tư vào tài sản định giá bằng đồng USD để có lợi nhuận cao hơn, được gọi là giao dịch chênh lệch giá.
Việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ làm giảm sức hấp dẫn của giao dịch này.
Takahide Kiuchi, chuyên gia kinh tế điều hành tại Viện nghiên cứu Nomura, Tokyo cho biết: “Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 9 và cùng với việc Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất, chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ thu hẹp theo cả hai hướng”.
Ông nói: “Điều này được kỳ vọng sẽ đảo ngược xu hướng suy yếu của đồng yên. Sự can thiệp tiền tệ này có thể sẽ có hiệu quả trong việc kéo dài thời gian cho đến lúc đó”.
Tỷ giá USD hôm nay 13-7-2024: Đồng USD trượt dài về mốc 104,5. |
Công cụ FedWatch của CME Group cho thấy, các nhà giao dịch hiện đang định giá 94% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9, tăng so với mức 73% trước khi chỉ số CPI được công bố.
Tỷ giá USD hôm nay trong nước
Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 13-7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 6 đồng, hiện ở mức 24.253 đồng.
* Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.450 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Theo qdnd.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin