Giá vàng trong nước hôm nay (10/8) giảm, trong khi giá vàng thế giới có xu hướng đi lên.
Lúc 10h05, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại khu vực Hà Nội ở mức 66,1 - 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua (9/8).
Giá vàng trong nước hôm nay (10/8) giảm, trong khi giá vàng thế giới có xu hướng đi lên.
Lúc 10h05, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại khu vực Hà Nội ở mức 66,1 - 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua (9/8).
Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, doanh nghiệp cũng điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng giá vàng miếng SJC tại thị trường Hà Nội ở cả hai chiều, xuống lần lượt 66,05 - 67,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu hiện giao dịch ở mức 66,15 - 67,09 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 60.000 đồng một lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với cuối phiên hôm qua.
Giá vàng thế giới tăng
Trên thế giới, giá vàng giao ngay trên Kitco giao dịch ở mức 1.791 USD/ounce (tương đương 50,57 triệu đồng/lượng), tăng 9 USD so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD tự do chưa thuế phí, vàng thế giới đang rẻ hơn trong nước 16,55 triệu đồng/lượng.
Đêm 9/8, giá vàng trên thị trường quốc tế có lúc tăng mạnh lên ngưỡng 1.800 USD/ounce - mức giá cao nhất trong 1 tháng qua. Đến 6h ngày 10/8, giá vàng giao dịch tại mốc 1.795 USD/ounce, tăng 7 USD/ounce so với mức giá cùng thời điểm hôm trước là 1.788 USD/ounce. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 10/2022 cũng tăng 9 USD, giao dịch lần cuối tại 1.803 USD/ounce.
Các thị trường quan trọng khác ghi nhận giá dầu thô giảm còn 90 USD/thùng, lãi suất trái phiếu Mỹ giao dịch ở mức 2,7%/năm. Đặc biệt, đồng USD tiếp tục giảm giá, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm đã kích thích giới đầu tư dịch chuyển vốn vào kim loại quý. Giá vàng hôm nay có cơ hội bật tăng.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, đà tăng của giá vàng thế giới gặp phải rào cản khi thị trường tài chính đang chờ Mỹ công bố dữ liệu lạm phát vào rạng sáng ngày 11/8. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng hàng năm tại Mỹ được dự báo giảm từ 9,1% xuống còn 8,7%. Tiếp đến, rạng sáng 12/8, Mỹ có thể công bố chỉ số giá sản xuất cho tháng 7/2022 với mức tăng dự kiến tăng 0,2% so với tháng trước.
Bart Melek, Giám đốc chiến lược hàng hóa của TD Securities, cho rằng lạm phát sẽ tiếp tục ở mức cao và dữ liệu cần theo dõi sẽ là lạm phát cốt lõi (không bao gồm lĩnh vực thực phẩm và năng lượng).
Chuyên gia này dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cốt lõi có thể tiếp tục tăng cao ngay cả khi giá năng lượng giảm làm giảm mức lạm phát toàn phần. "Bất kỳ dữ liệu nào cho thấy áp lực lạm phát vẫn ở mức cao sẽ khiến FED tiếp tục lập trường thắt chặt tích cực của mình", Bart Melek nói.
Hiên các nhà kinh tế đang dự báo lạm phát cơ bản hàng năm sẽ tăng lên 6,1% sau khi đạt mức 5,9% vào tháng 6.
Theo Bart Melek, những tuyên bố "diều hâu" gần đây từ các quan chức FED cộng với dữ liệu lạm phát mạnh mẽ hơn mong đợi có thể khiến kim loại quý phải chịu thêm áp lực bán và giá có thể quay lại mức 1.700 USD/ounce.
Trong khi đó, Mike McGlone, chiến lược gia tại Bloomberg Intelligence, cho rằng vàng có nhiều dư địa để phát triển trong thời gian tới. Kim loại quý có thể tiến sát ngưỡng 2.000 USD/ounce và duy trì mức hỗ trợ là 1.700 USD/ounce, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Theo vtv