Nhiều niềm tin từ việc các mã chứng khoán tăng mạnh vào cuối phiên trước cũng như thêm các thông tin hỗ trợ tích cực, một số công ty chứng khoán dự báo phiên giao dịch ngày mai (22-1), VN-Index tiếp tục giữ xu hướng tăng.
Nhiều niềm tin từ việc các mã chứng khoán tăng mạnh vào cuối phiên trước cũng như thêm các thông tin hỗ trợ tích cực, một số công ty chứng khoán dự báo phiên giao dịch ngày mai (22-1), VN-Index tiếp tục giữ xu hướng tăng.
Trong phiên ngày 21-3, thị trường chứng khoán chào đón tuần mới với một tâm lý lạc quan khi sắc xanh lan tỏa rộng ngay từ những phút đầu của phiên giao dịch. Nhóm vốn hóa lớn cũng nhận được nhiều sự quan tâm của dòng tiền, nhờ vậy biên độ tăng cho các chỉ số được nới rộng. Chỉ số tăng mạnh khi đóng cửa với mức tăng khá lớn đã khiến tâm lý nhà đầu tư hào hứng.
Theo đó, VN-Index tăng 25,85 điểm, lên 1.494,95 điểm; HNX-Index tăng 7,08 điểm, lên 458,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,14 điểm, lên 116,18 điểm.
Dòng tiền tích cực thể hiện ở hầu hết các nhóm ngành, đáng chú ý nhất vẫn là sự bứt phá của nhóm bất động sản và bảo hiểm. Nhóm thực phẩm - đồ uống, tiện ích và thủy sản cũng có diễn biến tích cực. Chỉ có vài nhóm ngành nhỏ biến động kém lạc quan hơn như viễn thông và vận tải.
Thanh khoản trong phiên này vẫn ở mức trung bình như các phiên trước với tổng giá trị gần 30.000 tỉ đồng trên 3 sàn, riêng sàn HoSE là 24.200 tỉ đồng. Đáng chú ý là phiên này, khối ngoại giao dịch có phần tích cực trở lại khi mua ròng gần 1.100 tỉ đồng.
Dự báo phiên giao dịch chứng khoán tiếp theo (22-3), các công ty chứng khoán vẫn theo xu hướng tích cực vì nhiều thông tin khá tốt hỗ trợ thị trường nhanh chóng vượt ngưỡng 1.500 điểm.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDS), dự báo nhịp tăng của thị trường sẽ chậm lại trước ngưỡng cản tâm lý 1.500 điểm của VN-Index. Do vậy, nhà đầu cần quan sát tín hiệu của thị trường tại vùng cản này. Tuy nhiên, cũng có thể cân nhắc tham gia một số cổ phiếu đang thu hút dòng tiền sau nền tích lũy tích cực do nhìn chung, thị trường tạm thời đã vượt qua vùng rủi ro.
Một công ty chứng khoán khác cho rằng sau khi giá cả hàng hóa tăng, cơ sở hạ tầng sẽ được xem xét lại, vì đây là lĩnh vực được hưởng lợi rõ ràng từ việc Chính phủ cần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam và nhu cầu kích thích nền kinh tế. So với các lĩnh vực khác mà thị trường đang đặt dấu hỏi về tăng trưởng hàng đầu, đầu tư vào cơ sở hạ tầng dường như có triển vọng tăng trưởng và thúc đẩy rõ ràng hơn.
Trong số các mã cổ phiếu liên quan cơ sở hạ tầng, một số mã mà nhà đầu tư cần chú ý là: HPG (nhà sản xuất thép, giá giảm là cơ hội để vào lại), PLC (nhà sản xuất nhựa đường), KSB (nhà sản xuất đá dăm) và C4G (nhà phát triển cầu đường).
Đối với các khoản đầu tư dài hạn, Việt Nam sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng 6,5% -7% trong năm nay, do đó duy trì các lựa chọn hàng đầu xoay quanh các chủ đề chính, tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng FDI và xuất khẩu, phục hồi tiêu dùng và phục hồi hoạt động M&A.
Một công ty chứng khoán khác khuyến nghị nhà đầu tư quan tâm đến các nhóm: ngân hàng (VCB, TCB/MBB, VPB, CTG), bán lẻ (MWG, MSN, VRE, DGW), năng lượng (GAS, PVD, PLX), vật liệu (HPG, PLC), khu công nghiệp (IDC, KBC), logistics (GMD, ACV), ô tô (VIC, VEA), bất động sản nhà ở (VHM, NLG, HDG).
Theo nld