Sáng nay (20/5), giá vàng thế giới và trong nước đều đảo chiều tăng mạnh. Vàng thế giới bật tăng lên mốc 1.750 USD/oz. Vàng SJC vẫn duy trì trên mốc 49 triệu đồng/lượng.
Sáng nay (20/5), giá vàng thế giới và trong nước đều đảo chiều tăng mạnh. Vàng thế giới bật tăng lên mốc 1.750 USD/oz. Vàng SJC vẫn duy trì trên mốc 49 triệu đồng/lượng.
Chốt phiên giao dịch đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới đứng tại mức 1.744,7 USD/oz, tăng gần 12 USD so với chốt phiên trước đó.
Sáng nay, lúc 10 giờ 45 (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao dịch tại thị trường châu Á ở quanh mức 1.749 USD/oz, tăng hơn 13 USD/oz so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua và tăng hơn 4 USD so với chốt phiên Mỹ trước đó.
Thị trường trong nước, sáng nay một số DN niêm yết ngang giá, nhưng cũng có DN giảm mạnh giá vàng SJC so với chốt phiên trước.
Cụ thể, lúc 10 giờ 45, giá vàng SJC trên thị trường tự do tại TP Hồ Chí Minh giao dịch quanh mốc 48,74 – 49,22 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch quanh mốc 48,74 – 49,24 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều ngang giá cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán tăng là 400.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm trên, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở quanh mức 48,75 – 49 triệu đồng/lượng, ngang giá cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán thu hẹp từ 400.000 đồng xuống còn 250.000 đồng/lượng vào sáng nay.
Cùng thời điểm trên, Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở quanh mức 48,55 – 48,95 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua và và ngang giá chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 400.000 đồng/lượng.
Vàng SJC giao dịch tại Vietinbank Gold niêm yết ở mức 48,63 – 49,1 triệu đồng/lượng tại Hà Nội, giảm 110.000 đồng/lượng cả chiều mua và giảm 140.000 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 530.000 đồng/lượng.
Vàng SJC tại Maritimebank niêm yết ở mức 48,3 – 49,5 triệu đồng/lượng, đơn vị này ngược chiều tăng 400.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán vẫn giữa mức 1,2 triệu đồng/lượng.
Vàng SJC tại Eximbank niêm yết ở mức 48,62 - 48,92 triệu đồng/lượng, tăng 120.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 300.000 đồng/lượng.
Vàng nhẫn hôm nay có DN tăng mạnh, nhưng có DN chưa điều chỉnh giá. Cụ thể, cùng thời điểm trên vàng nhẫn phú quý 24K được Công ty Phú Quý niêm yết mua - bán ở mức 47,7 – 48,5 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch giữa 2 chiều mua – bán ở mức 800.000 đồng/lượng.
Vàng nhẫn tròn trơn rồng thăng long được Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết mua - bán ở mức 48,27 - 48,87 triệu đồng/lượng, ngang giá cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 600.000 đồng/lượng.
Nhận định của chuyên gia, giá vàng tăng mạnh là do căng thẳng thương mại leo thang và dự báo một số nền kinh tế kém tăng trưởng.
Cụ thể, Bộ Thương mại Trung Quốc thông tin sẽ áp thuế chống bán phá giá tới 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9% đối với hàng hoá của Australia từ ngày 19 tháng 5. Nguyên nhân của việc áp thuế này là do gần đây Chính phủ Australia gây căng thẳng với Trung Quốc bằng việc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Cùng với căng thẳng thương mại gia tăng, châu Âu dự báo, dịch bệnh Covid-19 đang làm tổn hại đến nhiều quốc gia trong khu vực. Trong đó, kinh tế sụt giảm có thể lên đến 2 con số với mức giảm 97,6% ở Italy và giảm 96,5% ởTây Ban Nha; còn Đức cũng dự báo GDP có thể giảm tới mạnh 6,3% trong năm nay do dịch bệnh.
Chuyên gia cho rằng, kinh tế suy giảm cùng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung; Australia và Trung Quốc đã đẩy giá vàng tăng do nhu cầu trú ẩn dòng tiền. Chuyên gia khuyến cáo, trong 2 phiên vừa qua giá vàng SJC và vàng nhẫn đều biến động mạnh, nhưng các DN điều chỉnh trái chiều nhau. Như vậy, diễn biến giá vàng trong nước khó lường và không đi theo xu hướng sẽ có thể gây ảnh hưởng đến việc nhà đầu tư suy đoán chiều đi của kim loại quý.
Theo kinhtedothi