Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/8 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường thế giới treo cao sau khi Trung Quốc và Đức đồng loạt công bố các số liệu kinh tế yếu kém. Đồng Nhân dân tệ vẫn xu hướng đi xuống.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/8 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường thế giới treo cao sau khi Trung Quốc và Đức đồng loạt công bố các số liệu kinh tế yếu kém. Đồng Nhân dân tệ vẫn xu hướng đi xuống.
Ngày 15/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.115 đồng (giảm 5 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.765 đồng (không đổi).
Đầu giờ sáng 15/8, đa số các ngân hàng thương mại tăng tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay thêm khoảng 5 so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.150 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).
Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 23.150 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán). Vietinbank: 23.148 đồng (mua) và 23.258 đồng (bán). ACB: 23.135 đồng (mua) và 23.255 đồng (bán).
Đầu phiên giao dịch ngày 15/8 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 97,74 điểm.
USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1162 USD; 106,06 yen đổi 1 USD và 1,2073 USD đổi 1 bảng Anh.
Đầu giờ sáng, đồng USD trên thị trường thế giới treo cao sau khi Trung Quốc và Đức đồng loạt công bố các số liệu kinh tế yếu kém. Đồng Nhân dân tệ vẫn xu hướng đi xuống.
Theo một báo cáo mới nhất, GPD của Đức trong quý 2 đã giảm 0,1% so với quý 1 và chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. GDP khu vực sử dụng đồng euro chỉ tăng 0,2% so với quý trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Trung Quốc vừa công bố tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng 7/2019 suy giảm khá mạnh, chỉ còn 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp nhất kể từ 2002. Trong khi đó, tăng trưởng bán lẻ cũng chỉ đạt 7,6%, thấp hơn so với mức 9,8% trong tháng trước, thấp hơn mức dự báo 8,6%.
Đồng USD treo cao còn do dòng tiền tháo chạy khỏi chứng khoán thế giới, khỏi nhiều loại tiền tệ trên thế giới và tìm tới nước Mỹ, bao gồm cả trái phiếu nước này khiến lợi tức trái phiếu ngắn hạn tăng vọt.
Lợi tức trái phiếu Mỹ và trái phiếu nhiều chính phủ trên thế giới tiếp tục giảm xuống. Đây là một dấu hiệu cho thấy lo ngại về triển vọng nền kinh tế thế giới tăng cao. Lợi tức trái phiếu 3 tháng và 2 năm Kho bạc của Mỹ đã vượt cao hơn so với lợi tức trái phiếu 10 năm.
Thị trường tài chính toàn cầu hiện đang ở trong tình trạng bất ổn, liên tục chao đảo và nó khiến giới đầu tư nghĩ tới những xáo trộn xảy ra tương tự như hồi tháng 8 trong các năm 1998, 2007, 2011 và 2015.
Với nước Mỹ, điểm giống nhau ở vào thời điểm này năm 2019 so với 1998 là nền kinh tế thế giới giảm tốc trong khi đồng USD vẫn đang mạnh lên so với nhiều đồng tiền khác. Trái phiếu Kho bạc của Mỹ cũng đang hấp dẫn như một loại tài sản an toàn.
Theo CNBC, các thị trường tài chính đang đối mặt với tình trạng tràn ngập trái phiếu lợi suất âm, kết quả của nhiều năm chính sách tiền tệ dễ dàng và phi truyền thống của các ngân hàng trung ương trên thế giới.
Không những thế, triển vọng đen tối của các nền kinh tế và khả năng các thị trường chứng khoán bị bán tháo có thể khiến các NHTW tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trên thị trường trong nước phiên ngày 14/8, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.150 đồng/USD và 23.260 đồng/USD.
Tới cuối phiên 14/8, Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.150 đồng/USD và 23.260 đồng/USD. Vietinbank: 23.149 đồng/USD và 23.259 đồng/USD. ACB: 23.135 đồng/USD và 23.255 đồng/USD.
Tính từ đầu năm 2019, tỷ giá đồng đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng giảm 30-40 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.
Chốt phiên giao dịch 13/8, tỷ giá Euro đứng ở mức: 25.719 đồng (mua) và 26.571 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 27.659 đồng (mua) và 28.101 (bán). Tỷ giá yên Nhật ở mức 210,7 đồng và bán ra ở mức 219,0 đồng.
Theo vietnamnet