Dù chịu không ít rung lắc, song trước sự ổn định của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và bluechips, VN-Index đã chính thức đảo chiều tăng điểm sau 2 phiên giảm điểm trước đó. Điểm đáng lưu ý là dòng tiền đã thận trọng hơn nhiều, khiến thanh khoản sụt giảm mạnh 34% so với phiên liền trước.
Dù chịu không ít rung lắc, song trước sự ổn định của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và bluechips, VN-Index đã chính thức đảo chiều tăng điểm sau 2 phiên giảm điểm trước đó. Điểm đáng lưu ý là dòng tiền đã thận trọng hơn nhiều, khiến thanh khoản sụt giảm mạnh 34% so với phiên liền trước.
Trái với những e ngại về “Sell in May and go away”, thị trường tháng 5 lại tăng khá tốt khi đón nhận dòng tiền “nóng” chảy mạnh mẽ. Dường như cũng vì lý do này mà trong 2 phiên cuối cùng của tháng 5 thị trường đón nhận sự điều chỉnh, đáng chú ý trong đó là phiên giảm hơn 1% của VN-Index ngày 30/5- phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm.
Trước diễn biến này, khá nhiều ý kiến trên thị trường tỏ ra lo ngại và cảnh báo việc thị trường bước vào nhịp giảm ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến lạc quan cho rằng, nhịp điều chỉnh đó chỉ mang tính kỹ thuật, thị trường tháng 6 sẽ vẫn tích cực bởi đây là thời gian các doanh nghiệp sẽ công bố kết quả kinh doanh quý II, với nhiều dự báo là tích cực hơn quý I.
Và phiên giao dịch đầu tiên của tháng 6 phần nào thể hiện sự tích cực. Sau 2 phiên liên tiếp giảm điểm trước đó, thị trường đã tăng trở lại với lực đỡ chính là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và bluechips, dù chịu không ít rung lắc trước áp lực chốt lời. Tuy nhiên, đáng lưu ý là dòng tiền vào thị trường bất ngờ giảm sụt giảm mạnh, khi tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chỉ đạt hơn 4.000 tỷ đồng, giảm tới hơ 34% so với phiên trước đó.
Đóng cửa, với 135 mã tăng và 124 mã giảm, VN-Index tăng 3,98 điểm (+0,54%) lên 741,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 152,2 triệu đơn vị, giá trị 3.595,8 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 15,46 triệu đơn vị, giá trị 529,4 tỷ đồng. Riêng NVL thỏa thuận 3,05 triệu đơn vị, giá trị 206 tỷ đồng; HSG thỏa thuận 4,58 triệu đơn vị, giá trị 146,66 tỷ đồng…
Như đã nêu ở trên, nhóm vốn hóa lớn và bluechips đóng góp tích cực vào đà tăng của thị trường phiên hôm nay. Trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất HOSE, chỉ còn 2 mã giảm là BID và CTG, 2 mã tạo sức ì lớn trong phiên sáng là ROS và PLX cũng đã về tham chiếu, còn lại đều tăng điểm.
Về điểm số, VNM tăng tích cực nhất, đạt 1,5% lên 151.900 đồng/CP, thuộc vùng giá cao nhất kể từ khi niêm yết.
Về thanh khoản, ROS dẫn đầu nhóm với 4,895 triệu đơn vị được sang tay. BID và CTG đứng sau với 3,18 triệu và 1,658 triệu đơn vị khớp lệnh, cả 2 mã cùng giảm 0,8%.
Trong rổ VN30, các mã SBT, KBC, SSI, STB, MBB là các mã tích cực cả về điểm số lẫn thanh khoản, góp phần lan tỏa ra nhiều mã khác.
Trong khi đó, chỉ sau 1 phiên, hiệu ứng từ việc Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam đã nhanh chóng qua đi đối với nhóm cổ phiếu tôn-thép, khi các mã HPG, HSG, TLH, NKG… đồng loạt giảm điểm.
Đáng lưu ý, HPG liên tục được khối ngoại mua ròng mạnh thời gian gần đây. Phiên này mua ròng hơn 1,5 triệu đơn vị, phiên trước là gần 2,6 triệu đơn vị… HPG phiên này khớp lệnh 3,9 triệu đơn vị, HSG khớp hơn 3 triệu đơn vị…
Sắc đỏ cũng đã lan rộng hơn ở nhóm bất động sản-xây dựng hay dầu khí, các mã tiêu biểu là FLC, HQC, SCR, QCG, HBC, NLG, LDG, PPI… hay PVD, PVT, PXS, PGD…
Do sự hạn chế của dòng tiến, các mã dẫn dầu thanh khoản trên HOSE phiên này chỉ ở mức 4-8 triệu đơn vị. Dẫn đầu là HQC với 8,3 triệu, SCR là 7,6 triệu, FLC là 4,9 triệu…
Thông tin ROS mua 24,9% cổ phần của AMD giúp mã này có phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp lên 18.000 đồng/CP và khớp lệnh 1,269 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index liên tục giằng co mạnh kể từ khi mở cửa, song vẫn kết phiên trong sắc xanh.
Đóng cửa, HNX-Index tăng 0,08 điểm (+0,08%) lên 93,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 46,8 triệu đơn vị, giá trị 485,6 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,6 triệu đơn vị, giá trị 51,2 tỷ đồng. Riêng SHS thỏa thuận 2,06 triệu đơn vị, giá trị 20,65 tỷ đồng; DL1 thỏa thuận 1,56 triệu đơn vị, giá trị 16 tỷ đồng.
Nhóm HNX30 có sự phân hóa mạnh nên hỗ trợ không quá tích cực cho chỉ số. SHB có thanh khoản dẫn đầu thị trường với 11,37 triệu đơn vị được khớp, song chỉ đứng giá tham chiếu. Tương tự là CEO và HUT, 2 mã cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị.
SHS, VCG, DCS, ACB và PVS cùng khớp từ 1-2 triệu đơn vị. SHS, VCG, DCS tăng điểm. Ngược lại, ACB và PVS giảm điểm.
Trên sàn UPCoM, đà giảm càng mạnh hơn về cuối phiên.
Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,42 điểm (-0,72%) xuống 57,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,92 triệu đơn vị, giá trị 66,14 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận 47,33 tỷ đồng.
DVN khớp lệnh 1,023 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn và cách biệt khá lớn so với các mã đứng sau như SBS, HVN, TOP, PLX… Tuy nhiên, DVN tiếp tục giảm mạnh 11,9% về 22.900 đồng/CP. SBS thậm chí còn giảm sàn về 1.300 đồng/CP.
Chỉ một vài mã như HVN, TOP, VGT, VOC… là tăng, trong khi nhiều mã lớn khác là GEX, ACV, SSN, SDI, SEA, QNS… chìm trong sắc đỏ.
Theo baomoi