Trong đợt đổi mũ bảo hiểm có trợ giá vừa qua, ước có khoảng 45.000 - 50.000 chiếc mũ được đổi. Đây là hoạt động thiết thực, người dân rất phấn khởi, đồng tình. Tuy nhiên vẫn còn những điều cần được xem xét kỹ lưỡng để hoạt động này diễn ra tốt hơn.
Trong đợt đổi mũ bảo hiểm có trợ giá vừa qua, ước có khoảng 45.000 - 50.000 chiếc mũ được đổi. Đây là hoạt động thiết thực, người dân rất phấn khởi, đồng tình. Tuy nhiên vẫn còn những điều cần được xem xét kỹ lưỡng để hoạt động này diễn ra tốt hơn.
Ảnh minh họa. |
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết trong đợt đổi mũ bảo hiểm 3 ngày vừa qua (từ 23 - 25-3), bình quân mỗi ngày có khoảng 15.000 mũ bảo hiểm đã được đổi. Người dân đồng tình ủng hộ và cho rằng, khoản tiền mình phải trả khi đổi mũ (sau khi được trừ theo quy định) là điều tất yếu và họ cũng không băn khoăn gì nhiều.
Bên cạnh đó, thông qua công tác tuyên truyền, người dân đã ý thức được việc cần phải có một chiếc mũ đảm bảo chất lượng để bảo vệ chính bản thân mình khi tham gia giao thông. Còn các doanh nghiệp khi tham gia chương trình sẽ xây dựng được thương hiệu. Ông Hiệp cho rằng, đây là "cái được" lớn nhất của chương trình.
Tuy nhiên, có một số điểm mà theo ông Hiệp, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cần xem xét để ngày càng nhiều mũ bảo hiểm đạt chuẩn đến với người dân.
Cụ thể, bất cập lớn nhất là nhu cầu người dân đến đổi mũ khá lớn, trong khi chỉ có 2 doanh nghiệp tham gia. Hiện cả nước có hơn 60 doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm.
Lý giải điều này, giám đốc một cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm cho biết, sau một thời gian bị mũ ngoại nhập và mũ kém chất lượng "lấn sân" nên nhiều dây chuyền sản xuất đã phải ngừng hoặc giãn sản xuất. Do vậy, để khôi phục lại hoạt động cũng phải mất một thời gian.
Một bất cập khác là ở một số điểm đổi mũ, do khâu tổ chức, tuyên truyền chưa rõ nên cũng đã xảy ra tình trạng lộn xộn. Chị Nguyễn Thị Hường khi đến đổi mũ tại điểm Cầu Giấy cho biết báo chí công bố doanh nghiệp hỗ trợ giảm 50-70 nghìn đồng/mũ, nhưng khi đến điểm đổi mũ quận Cầu Giấy lại chỉ giảm 10-15%, tương đương 20.000 đồng, khiến chị không hài lòng.
Trao đổi về vấn đề này, Trưởng đại diện doanh nghiệp Chí Thành tại Hà Nội, ông Nguyễn Thuận Thành cho biết mỗi doanh nghiệp có một mức giá sản phẩm khác nhau. Sản phẩm mũ của Chí Thành đã được ấn định mức giá cứng từ trước, một phần để xây dựng thương hiệu và một phần cũng để minh bạch công khai giá bán. Giá mũ được Công ty tính toán khá cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác cùng loại trên thị trường, do vậy khi tham gia chương trình, Công ty cũng không thể giảm giá ở mức cao hơn.
Theo ông Hiệp, các sản phẩm mũ tham gia chương trình đều phải đảm bảo chất lượng và được các cơ quan chức năng kiểm định. Hiện Ủy ban An toàn giao thông vẫn đang vận động, kêu gọi các doanh nghiệp cùng chia sẻ với cộng đồng tham gia chương trình này. Thời gian tới sẽ có một số doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm lớn tham gia như Protec,
Đây là chương trình doanh nghiệp tự trợ giá, Nhà nước không trợ giá. Vì vậy doanh nghiệp cũng mong người tiêu dùng chia sẻ.
Theo Chinhphu.vn