Dự báo này được nêu ra tại hội thảo "Những khuyến nghị chính sách kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ 2014 - 2015".
Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô năm 2014, 2015 có cải thiện hơn so với năm 2013 nhờ tăng trưởng đang có dấu hiệu phục hồi, hoạt động xuất khẩu và đầu tư trực tiếp có thể thuận lợi khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Dự báo này được nêu ra tại hội thảo “Những khuyến nghị chính sách kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ 2014 - 2015”.
Tại hội thảo “Những khuyến nghị chính sách kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ 2014 - 2015”, các diễn giả và đại biểu tham dự đã có chung đánh giá cho rằng, kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo đó, nhiều khả năng năm 2013 đạt được mức tăng trưởng từ 5,2-5,4%. Lạm phát tiếp tục được kiềm chế ở mức khoảng 6,5%, thấp hơn mức lạm phát 6,81% của năm 2012 trong khi mặt bằng lãi suất giảm mạnh, tỷ giá tiếp tục ổn định, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế giảm, dự trữ ngoai hối Nhà nước được tăng cường. Hội thảo đã có những đánh giá phân tích, dự báo tình hình kinh tế vĩ mô năm 2014, 2015 có cải thiện hơn so với năm 2013 nhờ tăng trưởng đang có dấu hiệu phục hồi, hoạt động xuất khẩu và đầu tư trực tiếp có thể thuận lợi khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)...
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng đồng thuận rằng không thể chủ quan với lạm phát bởi để tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nâng trần bội chi ngân sách lên 5,3%, rủi ro lạm phát có thể xuất hiện. Để đạt được mức tăng trưởng kinh tế 5,8% như mục tiêu của Quốc hội đề ra đòi hỏi phải có có sự triển khai đồng bộ từ các giải pháp khác và từ phía nhiều bộ, ngành khác để thúc đẩy dòng vốn tín dụng vào nền kinh tế.
Các chuyên gia khuyến nghị trong năm 2014, cần tiếp tục kiên định theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp như tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính sách lãi suất và tỷ giá tiếp tục được phối hợp đồng bộ để điều hành thị trường tiền tệ và ngoại hối ổn định.
Bên cạnh đó, các giải pháp tín dụng cần được thực hiện theo phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tin dụng (TCTD), xử lý nợ xấu, từng bước xử lý vấn đề sở hữu chéo của TCTD, hoàn thiện các văn bản quy định về an toàn hoạt động của các TCTD. Nâng cao hiệu qủa, chất lượng chi tiêu và đầu tư công, hạn chế việc khởi công xây dựng trụ sở mới các cấp, đầu tư vào các công trình dàn trải; tập trung đầu tư cho các công trình cấp thiết.
Theo các đại biểu, để đảm bảo đạt được mục tiêu, thì các giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ đặc biệt là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa...
Theo VOV online