10:09, 26/09/2012

Đồng ý nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng

 

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng cho người nộp thuế của Chính phủ ở dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân đã gần hiện thực hơn khi cơ bản đạt được sự nhất trí của cơ quan thẩm tra tại phiên họp ngày 25-9.

 

 

Một phương án được nhiều người kỳ vọng là ở kỳ họp tới, Quốc hội chấp nhận đề xuất của Chính phủ thì khi luật có hiệu lực (đề nghị của cơ quan thẩm tra là từ 1-7-2013) người độc thân có thu nhập 9 triệu đồng/tháng, người có hai người phụ thuộc có thu nhập 16,2 triệu đồng/tháng vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Một phương án được nhiều người kỳ vọng là ở kỳ họp tới, Quốc hội chấp nhận đề xuất của Chính phủ thì khi luật có hiệu lực (đề nghị của cơ quan thẩm tra là từ 1-7-2013) người độc thân có thu nhập 9 triệu đồng/tháng, người có hai người phụ thuộc có thu nhập 16,2 triệu đồng/tháng vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

 

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng cho người nộp thuế của Chính phủ ở dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân đã gần hiện thực hơn khi cơ bản đạt được sự nhất trí của cơ quan thẩm tra tại phiên họp ngày 25-9.

Như vậy, đã không còn sự khác biệt lớn từng gây tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều về nội dung được quan tâm nhất của dự án luật này. Khi thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị mức giảm trừ gia cảnh thấp hơn mức đề nghị của Chính phủ, với 7 triệu đồng cho người nộp thuế và 2,8 triệu đồng cho người phụ thuộc (Chính phủ đề nghị 3,6 triệu đồng).

Tại phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, dù cơ quan thẩm tra nêu khá nhiều căn cứ để chứng minh mức đề xuất như quy định tại dự luật là quá cao, song đa số ý kiến vẫn nghiêng về phương án Chính phủ trình.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng 9 triệu đồng chỉ tạm đủ sống, còn Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn thậm chí đã đặt câu hỏi “mình đại diện cho dân mình có thương dân không, tại sao mình không đề nghị nâng lên mà lại đòi hạ xuống”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói, dù có đề nghị hạ mức giảm trừ gia cảnh thì cũng là vì nhân dân, vì đất nước. Vì hoàn cảnh của đất nước hiện nay còn nhiều việc phải lo nên phải có sự tính toán cho hợp lý, cá nhân ông đồng ý nâng mức giảm trừ nhưng như Chính phủ đề nghị là nâng hơi nhanh.

Ông Hiển cũng cho biết có 2/8 ý kiến ở thường trực cơ quan thẩm tra đồng ý với phương án của Chính phủ, qua kết quả bỏ phiếu kín.

Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban hôm 25-9, số thành viên Ủy ban vắng mặt khá nhiều, dù còn có những băn khoăn, phân tích nhiều chiều song cơ quan thẩm tra cũng không tiến hành bỏ phiếu, khi cơ bản nhiều ý kiến đã nghiêng về phương án của Chính phủ. Tuy nhiên, một số vị vẫn cho rằng nếu ở mức như Chính phủ trình thì bản chất của thuế thu nhập cá nhân sẽ chuyển thành thuế thu nhập cao và quan ngại sẽ làm giảm thu ngân sách.

Cũng không khó lý giải điều này, bởi ở báo cáo thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đã  nhấn mạnh rằng, việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân phải bảo đảm đề cao trách nhiệm, ý thức của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, bảo đảm theo đúng quy định của Hiến pháp và thể hiện rõ quan điểm kiên trì xây dựng, giữ vững và thực thi nghiêm túc một đạo luật đúng bản chất là Luật Thuế thu nhập cá nhân; không tái xây dựng lập lại một đạo luật về thuế thu nhập cao như trước đây bằng việc thu hẹp quá lớn đối tượng nộp thuế...

Có thể vẫn sẽ còn tranh cãi về nhiều điểm sửa đổi của dự án luật đã và đang gây tranh luận này. Một phương án được nhiều người kỳ vọng là ở kỳ họp tới, Quốc hội chấp nhận đề xuất của Chính phủ thì khi luật có hiệu lực (đề nghị của cơ quan thẩm tra là từ 1-7-2013) người độc thân có thu nhập 9 triệu đồng/tháng, người có hai người phụ thuộc có thu nhập 16,2 triệu đồng/tháng vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Còn nếu có thu nhập 20 triệu đồng/tháng mà có một người phụ thuộc thì chỉ nộp 490 nghìn đồng/tháng (bằng 2,45% thu nhập chịu thuế).

Theo VnEconomy