Dọc con đường bê tông từ Tỉnh lộ 3 đi Suối Lùng ở phía Tây Nghĩa trang Phước Đồng (Nha Trang) có thể xem là phố dệt lưới trũ Nha Trang với hàng chục hộ dân hành nghề…
Ông Quý đang kiểm tra chất lượng lưới. |
Dọc con đường bê tông từ Tỉnh lộ 3 đi Suối Lùng ở phía Tây Nghĩa trang Phước Đồng (Nha Trang) có thể xem là phố dệt lưới trũ Nha Trang với hàng chục hộ dân hành nghề…
Khởi đầu một làng nghề
Ông Nguyễn Ngọc Quý là một trong trong số không nhiều “ông chủ” dệt lưới trũ và cung ứng một số loại ngư cụ khác ở Nha Trang gần 20 năm nay. Theo ông Quý, nghề dệt lưới trũ có nguồn gốc ngoài miền Bắc, lúc đầu là ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, sau đó lan sang huyện Thường Tín, Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Trước năm 1975, lưới trũ ở ngoài Bắc được dệt bằng tơ, khung dệt thủ công chủ yếu bằng gỗ, dệt ra loại lưới khổ 40 - 50cm, dài 10, 15m. Bà con ngư dân mua về, dùng củ nâu nhuộm cho thâm rồi kết lại thành tấm, nhiều tấm thành vàng, chủ yếu dùng đánh bắt các loại cá cơm, mờm, ve, nục, ruốc… Tiếng là đánh bắt tôm, cá nhỏ, nhưng con lớn cỡ 5, 10kg vào lưới này cũng… hết đường chạy thoát. Làng nghề ở Nam Định và Hà Đông chẳng những đáp ứng nhu cầu của ngư dân tại địa phương mà còn cung cấp cho các tỉnh miền Bắc. Trong lúc đó, ngư dân miền Nam sử dụng các loại ngư lưới cụ chủ yếu qua con đường nhập ngoại.
Sau năm 1975, các loại ngư lưới cụ ở miền
Tuy nhiên cái khó của nghề này là tìm đâu ra máy dệt. Nghe có người mách nước, ông Quý lặn lội tìm đến các “ông tổ” của nghề có nguồn gốc từ Nam Định, Hà Đông để tìm hiểu, học nghề và mua khung dệt. Theo thời gian, nghề này đã phôi thai, lớn dần cùng với quyết tâm cháy bỏng của ông Quý. Xưởng dệt nhà ông lúc đầu chỉ 2 máy, sau tăng lên 4 máy, 6 máy. Máy do làm bằng gỗ nên cứ cọc cạch, hư hỏng; theo đó chất lượng lưới cũng chưa cao. Tiếng ồn khi máy hoạt động rất lớn nên thường bị bà con xung quanh phàn nàn. Để khắc phục những nhược điểm đó, ông đã nhờ một số bạn bè có khả năng về cơ khí tập trung sửa chữa và cải tiến, thay dần các bộ phận máy từ gỗ sang sắt, nhựa tổng hợp, vừa đảm bảo độ bền vừa đỡ tiếng ồn. Năm 2004, ông Qúy thành lập Công ty TNHH Ngọc Long với 60 lao động. Hiện giờ ông có 2 cơ sở sản xuất, một ở đường Phong Châu, phường Phước Hải và một ở thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng với hơn 40 máy dệt thủ công, 2 máy công nghiệp. Mới đây, ông đầu tư thêm 1 loạt máy công nghiệp khổ lớn, năng suất cao.
Làng nghề giúp nhau xóa nghèo
Không chỉ là người du nhập nghề dệt lưới trũ về Nha Trang, điều quan trọng hơn là ông Quý đã hình thành một mạng lưới dệt gia công. Số hộ nhận sợi từ ông bây giờ lên đến 50 gia đình, ở rải rác khắp các xã phường trên địa bàn TP. Nha Trang… Hộ ít nhất có 2 máy, nhiều nhất có cả chục máy. Buôn có bạn, bán có phường, cứ như vậy dần dần hình thành nên làng nghề.
Tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng có anh Phạm Văn Dệt, sau một thời gian bôn ba hết ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương tìm kiếm việc làm nhưng không trụ được. Năm 2006, anh ra Phước Đồng thấy có nghề dệt lưới trũ nên đã xin vào làm công. Thế rồi, anh ở lại với nghề dệt lưới này và gắn bó với làng nghề. Ngoài việc mở cho 2 vợ chồng 4 máy, anh Dệt còn giúp bố mẹ, anh chị em vợ và bà con ở 2 thôn Phước Sơn, Phước Thượng ngót nghét cả trăm máy. Ông Quý cung ứng sợi và thu mua sản phẩm, còn anh Dệt mua máy và hướng dẫn kỹ thuật.
Ở Nha Trang bây giờ đã hình thành nhiều điểm nghề dệt lưới trũ. Ngay ở xã Phước Đồng, ngoài một số điểm tập trung ở thôn Phước Hạ, Phước Điền, tại thôn Phước Thượng, Phước Sơn cũng hình thành một khu vực không kém phần nhộn nhịp. Dọc con đường bê tông từ Tỉnh lộ 3 xuống Suối Lùng nằm phía Tây Nghĩa trang Phước Đồng đến nay có thể xem là phố dệt lưới trũ với hàng chục hộ dân hành nghề. Những nông dân làm rẫy, làm vườn, chăn nuôi nay có thêm 2 đến 5 máy mỗi tháng, thu nhập từ 8 đến 20 triệu đồng. Nghề dệt lưới trũ ở Nha Trang mỗi tháng cung ứng cho thị trường khoảng 400 tấn lưới các loại. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của ngư dân, các cơ sở này còn cung cấp mặt hàng lưới mới phục vụ cho nhu cầu xây dựng, làm vườn.
Nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng lưới trũ khá lớn, nhưng không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Như năm nay chẳng hạn, có lẽ do mất mùa biển nên hàng ế. Những chủ lớn, lưới thu về chất đống nên các hộ dệt vệ tinh nhiều ngày phải quay về với rẫy nương. Hy vọng đó chỉ là tạm thời.
NGUYỄN HOÀNG QUÂN