Dạ dày nếu sơ chế qua loa thường để lại mùi hôi. Bạn có thể khử mùi bằng cách xát muối và chà xát thật kỹ.
Dạ dày nếu sơ chế qua loa thường để lại mùi hôi. Bạn có thể khử mùi bằng cách xát muối và chà xát thật kỹ.
Dạ dày mua về, trước hết rửa sạch bên ngoài. Sau đó, lộn trái miếng dạ dày, lấy muối chà xát bên trong.
Rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo, trần qua dạ dày bằng cách đun sâm sấp nước, lật qua lật lại cho tái. Vớt ra, tiếp tục rửa trong nước lã, cạo sạch màng. Công đoạn sơ chế kỹ càng như thế này giúp khử mùi hôi của dạ dày rất hiệu quả.
Tiếp đến là bước chế biến. Sau khi đã rửa sạch dạ dày, cho vào nồi nước đun sôi. Khi nước sôi, bạn để lửa bếp liu riu. Tùy theo độ dày, mỏng của miếng dạ dày mà thời gian để lửa nhỏ có thể xê dịch từ 40 đến 45 phút, dạ dày càng dày thì càng để trên bếp lâu hơn.
Trong thời gian luộc dạ dày, bạn nên chuẩn bị một nồi nước sôi để nguội, pha với đá, chanh, muối và mì chính. Khi dạ dày đã đủ độ mềm, vớt ra cho vào nồi nước này ngâm. Đột ngột chuyển môi trường từ nóng sang lạnh, dạ dày sẽ giòn. Nước có chanh, giúp dạ dày trắng đến tận cuối bữa ăn.
Sau đó vớt ra, thái nhỏ và bày lên đĩa. Nếu muốn ăn nóng, bạn có thể hấp lại hoặc đặt qua lò vi sóng, món ăn vẫn rất giòn và mề.
Nước chấm đúng kiểu của món ăn là mắm tôm có pha chanh, ớt, đường. Tuy nhiên, nếu không thích mùi mắm tôm, bạn có thể đổi sang nước mắm hoặc bột canh. Ăn kèm các loại rau thơm như húng chó, kinh giới, mùi tàu, diếp cá...
P.V (St)