Một số đồ uống buổi sáng có thể tiếp thêm năng lượng cho cơ thể và bắt đầu một ngày mới với nhiều năng lượng hơn…
Những gì chúng ta ăn hoặc uống bắt đầu một ngày mới cũng tạo nên sự khác biệt lớn cho sức khỏe. Một bữa sáng lành mạnh có thể tăng cường năng lượng, cải thiện tiêu hóa và giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn trong ngày.
Cùng với đó một số loại đồ uống siêu lành mạnh, bổ dưỡng… có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới tốt hơn.
Nước chanh ấm dùng vào buổi sáng giúp tăng cường trao đổi chất. |
Dưới đây là một số loại đồ uống nên dùng vào buổi sáng
1. Nước chanh ấm
Vắt nước cốt của nửa quả chanh vào một cốc nước ấm. Thức uống giải khát và cung cấp nước này có hàm lượng calo thấp, hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp một lượng vitamin C tốt cho cơ thể và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
2. Trà xanh
Được biết đến với tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân, trà xanh chứa chất chống oxy hóa gọi là catechin, có thể giúp giảm mỡ bụng. Thưởng thức một tách trà xanh không đường vào buổi sáng để tăng cường năng lượng mà không chứa calo.
3. Nước dừa
Một thức uống theo mùa mà bạn không thể bỏ lỡ, đó là nước dừa. Đồ uống này làm dịu dạ dày, cân bằng chất điện giải, cung cấp nước cho cơ thể và các chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, giúp giảm cân.
Trà hoa cúc uống vào buổi sáng giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi. |
4. Trà thảo dược
Chọn dùng các loại trà thảo dược như trà bạc hà, trà hoa cúc hoặc trà gừng... uống vào buổi sáng. Những thức uống không calo này hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.
5. Nước ép rau
Xay hoặc ép rau tươi như rau bina, cần tây, dưa chuột, với một chút chanh hoặc gừng để dùng vào buổi sáng. Loại nước ép này ít calo, chứa nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp nước cho cơ thể.
Lưu ý, mặc dù những loại đồ uống này có thể hỗ trợ nỗ lực giảm cân, nhưng chúng sẽ hiệu quả nhất khi kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng, hoạt động thể chất thường xuyên và lối sống lành mạnh nói chung.
Điều quan trọng là phải lắng nghe nhu cầu của cơ thể và tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cá nhân dựa trên tình trạng sức khỏe và mục tiêu cụ thể của bạn.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin