Việc làm sạch tai tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách sẽ khiến đôi tai của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tai có cơ chế tự làm sạch nhờ vào khả năng kháng khuẩn ở ráy tai. Chỉ nên làm sạch tai khi xuất hiện các triệu chứng như Đau tai, tai có mùi, ù tai, khả năng nghe giảm hay ho hoặc chóng mặt.
Mẹo vệ sinh tai đúng cách, an toàn không phải ai cũng biết |
Dưới đây là một số cách làm sạch tai đúng cách tại nhà an toàn:
Dùng vải mềm làm sạch tai
Có thể dùng vải mềm thấm ướt rồi nhẹ nhàng lau sạch vùng ngoài tai. Khi lau, bạn nhớ cử động nhẹ nhàng để tránh làm xước hoặc gây thêm những thương tổn cho tai nhé.
Dùng dung dịch làm sạch tai
Các dung dịch nhỏ tai thường được bán tại các nhà thuốc như dầu khoáng, dầu dưỡng cho em bé baby oil,... Có thể dễ dàng làm sạch tai theo các chỉ dẫn và liều dùng ghi trên nhãn dung dịch.
Vệ sinh tai bằng ống tiêm
Trong quy trình này, bạn sẽ nhẹ nhàng rửa tai với nước sạch hoặc nước muối sinh lý bằng ống tiêm. Phương pháp này thường có hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng dung dịch làm mềm ráy tai trước đó khoảng 15–30 phút. Sau khi thực hiện phương pháp này, bạn có thể hơi bị chóng mặt đôi chút nhưng triệu chứng này hoàn toàn bình thường.
Sử dụng dung dịch chuyên làm sạch ráy tai
Trên thị trường có một số loại dung dịch nhỏ tai không kê đơn có công dụng làm mềm ráy tai. Thành phần chính bao gồm: dầu khoáng glycerin, peroxide, hydrogen, peroxide, nước muối. Thuốc nhỏ tai giúp làm lỏng ráy tai để ta loại bỏ nó dễ dàng hơn.
Cách sử dụng: Nhỏ lượng dung dịch theo đúng quy định, đợi vài phút sau đó rửa sạch tai. Luôn tuân thủ và làm theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn dung dịch.
Vệ sinh tai bằng nước muối
Trong trường hợp tai không bị viêm nhiễm có thể sử dụng cây lấy ráy tai có độ mềm để vệ sinh tai thay vì nhỏ nước muối sinh lý. Việc làm này dễ làm cho nước muối đọng lại ở bề mặt màng nhĩ và lớp lông mao khiến cho tai bị ù, làm cho môi trường bên trong tai bị ẩm ướt từ đó tăng nguy cơ viêm tai. Trong trường hợp tai bị viêm nhiễm, tổn thương được bác sĩ thăm khám, chỉ định mới có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa tai.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết: nước muối sinh lý 0.9%, khăn sạch, tăm bông đã được vô khuẩn.
Chọn tư thế nhỏ nước muối cho từng đối tượng.
Trẻ nhỏ: Đặt trẻ nằm trên giường sau đó nghiêng đầu sang một bên.
Người trưởng thành: Ngồi ngay ngắn nghiêng đầu sang một bên.
Tiếp đến nhỏ 3-4 giọt.
Day nhẹ vành tai cho nước muối thấm vào trong ống tai chảy ra bên ngoài rồi lấy khăn khô thấm sạch.
Vi khuẩn thường sẽ sinh sôi nếu bên trong ống tai bị ẩm ướt không được lau khô. Trong trường hợp bạn đi bơi nên đeo nút tai khi bơi để tránh nước tràn vào ống tai. Bạn có thể giữ tai khô và sạch bằng cách nghiêng đầu sang một bên, chặn khăn mềm ở vị trí ngoài ống tai hút nước ra.
Vệ sinh ngoài ống tai
Có thể làm sạch ngoài ống tai để loại bỏ bụi bẩn bằng cách nghiêng đầu về một phía. Dùng khăn đã thấm qua dung dịch nước muối loãng, lau rửa nhẹ nhàng phía ngoài và đầu ống tai. Hoặc dùng tăm bông để làm sạch vùng ngoài vành và vùng nông của tai để loại bỏ bụi bẩn.
Theo khoahocdoisong.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin