Nhai thức ăn không chỉ nhằm đưa thức ăn xuống dạ dày một cách dễ dàng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ảnh minh họa |
- Tốt cho tiêu hóa
Nhai là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa. Nhai giúp dạ dày xử lý thức ăn bằng cách phá vỡ các hạt thức ăn lớn thành các mảnh nhỏ hơn. Nhai cũng làm tăng sản xuất nước bọt để có thể nuốt mà không gây tổn thương đến thực quản.
Nếu thức ăn không được nhai đúng cách, thức ăn có kích thước lớn đi vào đường tiêu hóa gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, phản ứng với thức ăn, đau đầu và giảm mức năng lượng.
Ngoài ra, khi bạn nhai thức ăn, nhiều enzyme tiêu hóa được sản xuất. Chúng giúp phân hủy thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Quá trình nhai cũng kích hoạt sản xuất axit clohydric trong dạ dày. Điều này hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn bằng cách điều chỉnh độ pH để tăng mức độ axit hỗ trợ phân hủy thức ăn.
- Hấp thu dinh dưỡng tốt hơn
Việc nhai nhỏ thức ăn thành các hạt nhỏ hơn giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm.
- Kiểm soát khẩu phần
Não mất khoảng 20 phút để báo hiệu cho dạ dày rằng nó đã no. Do đó, nếu bạn ăn chậm hơn, khả năng bạn ăn quá nhiều sẽ ít hơn.
- Nuôi dưỡng niêm mạc ruột
Nhai làm tăng sản xuất nước bọt có chứa yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGF), một polypeptide kích thích tăng trưởng và sửa chữa mô biểu mô. Nhai kỹ thức ăn làm tăng sản xuất EGF này, nuôi dưỡng ruột.
Nên nhai thức ăn bao nhiêu lần trước khi nuốt?
Không có con số cố định cho số lần nhai được khuyến nghị để tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Mỗi loại thực phẩm có thể yêu cầu số lần nhai khác nhau. Ví dụ, bạn sẽ cần dành nhiều thời gian nhai các loại thực phẩm giòn như bánh quy giòn hơn là sữa chua.
Và nếu bạn ăn thứ gì đó như cà rốt, số lần bạn cần nhai một củ cà rốt tươi sẽ khác so với khi hấp. Tuy nhiên, một lời khuyên phổ biến là hãy nhai thức ăn khoảng 32 lần trước khi nuốt hoặc trung bình nên nhai 20 - 40 lần trước khi nuốt.
Những thực phẩm khó nhai hơn, chẳng hạn như bít-tết và các loại hạt, có thể cần tới 40 lần nhai mỗi miếng. Những thực phẩm như dưa hấu có thể cần ít lần nhai hơn để phân hủy, từ 10 đến 20 lần.
Không nhai kỹ thức ăn có hại không?
Nếu bạn không nhai kỹ thức ăn, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Nguyên nhân là do quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng của bạn. Như đã đề cập, việc nhai sẽ phá vỡ thức ăn thông qua quá trình tiêu hóa cơ học. Nó cũng kích hoạt việc giải phóng các enzyme.
Enzyme là các chất hóa học giúp cơ thể bạn phân hủy carbohydrate và chất béo. Ngoài việc cải thiện tiêu hóa, một số nghiên cứu còn liên kết việc nhai nhiều hơn với lượng calo tiêu thụ ít hơn trong một bữa ăn. Khi bạn nhai thức ăn nhiều hơn, bạn sẽ ít có khả năng ăn quá nhiều.
Nếu bạn nhai quá nhanh, não chưa đủ thời gian chuyển tín hiệu no đến dạ dày, lúc này bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và dẫn tới tăng cân.
Dấu hiệu cảnh báo bạn "nhai chưa đủ"
Vì nhai có vai trò trong quá trình tiêu hóa, các dấu hiệu khó tiêu có thể có nghĩa là bạn cần nhai nhiều hơn. Các dấu hiệu khó tiêu bao gồm:
- Đầy hơi, hoặc cảm giác có không khí mắc kẹt trong bụng.
- Đau bụng.
- Ợ nóng.
- Buồn nôn.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin