Tim đập nhanh là hiện tượng tim có nhịp đập một cách bất thường, vượt quá nhịp tim lúc nghỉ ngơi bình thường từ 60-100 nhịp mỗi phút. Nhiều người lo lắng không biết tim đập nhanh phải làm sao để xử lý kịp thời, tránh xảy ra biến chứng?
Với người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim bình thường dao động trong khoảng 60-100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi. Khi tim đập hơn 100 nhịp mỗi phút (BPM) khi nghỉ được xem là tim đập nhanh. Khi một người tập thể dục, tâm trạng phấn khích hoặc căng thẳng, nhịp tim tăng lên một cách tự nhiên, không liên quan đến bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào. Đến một thời điểm nhất định, hoạt động nhanh của tim làm tăng cung lượng tim hoặc thể tích máu.
Nhịp tim nhanh có thể chỉ xảy ra ở tâm nhĩ (hai ngăn trên của tim) hoặc chỉ ở tâm thất (hai ngăn dưới của tim). Nhịp nhanh nhĩ không đe dọa đến tính mạng nhưng để lại hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe và có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao.
Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không? Ảnh minh họa |
Nếu trong cơn rung nhĩ, hoạt động của các tế bào cơ tim loạn nhịp và hỗn loạn; thì trong cơn nhịp nhanh thất (còn gọi là rung thất), các buồng tim không thể co bóp, mất khả năng bơm máu do hoạt động điện sinh lý rối loạn và bất thường trong các tế bào cơ. Rung thất gây ngừng tim trong vòng vài phút và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột tử do tim.
Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?
Một số loại nhịp tim nhanh có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và biến chứng đe dọa tính mạng.
Nhịp tim nhanh cũng có thể là biểu hiện của rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như rung nhĩ, hoặc bệnh lý tim mạch cấp tính nguy hiểm như thuyên tắc phổi (có cục máu đông trong động mạch phổi), nhồi máu cơ tim, suy tim…
Trong những trường hợp khác, nhịp tim nhanh là tác dụng phụ của một số loại thức ăn và đồ uống như cà phê, trà, rượu, sôcôla; thuốc lá hoặc thuốc điều trị bệnh sẵn có.
Biến chứng tim đập nhanh cực kỳ nguy hiểm
Ngừng tim
Ngừng tim là sự ngừng hoạt động đột ngột của tim khiến người bệnh không còn phản ứng, không thở bình thường và không có dấu hiệu tuần hoàn. Nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng, ngừng tim sẽ dẫn đến tử vong đột ngột.
Ngưng tim do loạn nhịp tim hầu như không có dấu hiệu báo trước và cần được cấp cứu kịp thời. Chỉ khoảng 10% những người bị ngừng tim có cơ hội sống sót khi xuất viện và hầu hết trong số họ bị suy yếu thần kinh.
Suy tim
Suy tim là hội chứng rối loạn chức năng của tâm thất, khiến tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Các triệu chứng xuất phát từ cung lượng tim không đủ, không theo kịp nhu cầu trao đổi chất. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong do tim mạch trên thế giới.
Tỷ lệ suy tim ngày càng tăng trong dân số, ước tính có hơn 25 triệu người bị ảnh hưởng. Bên cạnh nhịp tim nhanh, một số tình trạng có thể gây suy tim như các bệnh tự miễn (bệnh hệ thống miễn dịch, một số dị tật di truyền,…
Đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một hiện tượng phổ biến, chiếm 85% các ca đột quỵ cấp tính; xảy ra khi có sự gián đoạn lưu lượng máu đến một khu vực nhất định của não. Theo phân loại TOAST, có 4 loại đột quỵ thiếu máu cục bộ chính, gồm: Xơ vữa mạch máu lớn, bệnh mạch máu nhỏ (nhồi máu lỗ khuyết ), đột quỵ do tắc mạch do tim và đột quỵ không rõ nguyên nhân.
Có 15% các ca đột quỵ cấp tính là đột quỵ xuất huyết do vỡ mạch máu (xuất huyết cấp tính). Bất kể loại đột quỵ nào, điều quan trọng là với mỗi phút đột quỵ thiếu máu cục bộ mạch máu lớn không được điều trị, gần hai triệu tế bào thần kinh sẽ chết.
Nhịp tim nhanh phải làm sao để xử lý kịp thời?
Khi một người bị tình trạng nhịp tim nhanh, việc can thiệp kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là những việc cần làm nhanh chóng để xử lý kịp thời nhịp tim nhanh một cách hiệu quả:
Ngừng hoạt động thể chất
Nhịp tim nhanh phải làm sao thì bạn cần nhớ là phải ngay lập tức dừng mọi hoạt động thể chất và tìm một nơi thoải mái để ngồi, nghỉ ngơi. Nếu vẫn tiếp tục vận động càng làm tăng thêm nhịp tim và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Bổ sung nước
Cơ thể mất nước sẽ góp phần gây mất cân bằng điện giải và rối loạn nhịp tim. Uống một cốc nước nếu bạn có dấu hiệu mất nước như khô miệng, chóng mặt hoặc nước tiểu sẫm màu.
Vỗ nước lạnh lên mặt
Khi nhịp tim nhanh, bạn có thể kích thích dây thần kinh phế vị bằng cách tạt nước lạnh lên mặt hoặc rửa mặt bằng nước lạnh. Điều này có thể giúp điều chỉnh nhịp tim và tạo ra tác dụng làm dịu.
Tập thở sâu
Ngồi ở tư thế thoải mái và hít thở chậm, sâu để thúc đẩy thư giãn và giảm nhịp tim tăng do căng thẳng.
Xoa bóp động mạch cảnh
Nhịp tim nhanh phải làm sao để ổn định lại thì bạn hãy thực hiện biện pháp xoa bóp nhẹ nhàng hai bên động mạch cảnh gần vùng họng khoảng từ 5 - 10 giây. Cách làm này có công dụng kích thích dây thần kinh phế vị và giúp giảm nhịp tim một cách nhanh chóng.
Ho mạnh vài cái
Ho mạnh vài lần có thể tạo áp lực lên ngực, làm nhịp tim chậm lại. Kỹ thuật đơn giản này có thể có hiệu quả trong việc giúp khôi phục nhịp tim bình thường.
Theo khoahocdoisong.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin