09:15, 12/12/2023

Mẹo bảo quản gạo lâu không bị mối mọt

Gạo để lâu thường xuất hiện mối mọt, hãy bỏ túi những mẹo dưới đây để có thể bảo quản gạo, tránh mối mọt theo cách đơn giản mà hiệu quả nhất.

 

Gạo để lâu ngày nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng rất dễ bị mốc, sâu mọt làm giảm chất lượng cơm, ảnh hưởng sức khỏe người dùng hoặc phải bỏ đi rất lãng phí.

Để tránh tình trạng này, chúng ta hãy học cách bảo quản gạo cẩn thận và đúng quy cách theo các mẹo nhỏ dưới đây.

Tác hại của mối mọt

Mọt gạo được coi là loài phá hoại mạnh nhất vì tuổi thọ cao và một phần là khả năng bay. Chúng gây hại, ảnh hưởng đến chất lượng gạo và sức khỏe người tiêu dùng.

Sự xuất hiện của chúng trong gạo cho thấy các hạt gạo đang bị nhiễm khuẩn. Chúng ăn một phần của gạo, gây ra các lỗ hổng và khiến gạo bị hỏng, giảm chất lượng gạo vì gây ra mùi vị khó chịu.

Ăn phải những gạo bị mọt sẽ ảnh hưởng sức khoẻ con người, các tình trạng sức khoẻ gặp phải như tiêu chảy, đau bụng hoặc sốt.

Cách bảo quản gạo không bị mối mọt

Lá trà

Phương pháp bảo quản trà là một phương pháp đặc biệt truyền thống, vì trà có chứa một lượng lớn phenol sẽ tỏa ra khí khó chịu, không chỉ có tác dụng ức chế sâu bọ sinh sôi trong gạo mà còn giúp gạo không bị hôi.

Thông thường, 10 kg gạo có thể được bảo quản cùng với 10 gam lá trà xanh, cho vào túi gạc.

 

Tỏi

Khi mua tỏi khô về, bạn hãy bóc hết lớp vỏ trên bề mặt rồi cho vào thùng đựng gạo. Thông thường 2 củ tỏi nguyên củ có thể cho vào 10 kg gạo.

Mặc dù tỏi có tác dụng xua đuổi côn trùng hiệu quả nhưng theo thời gian tỏi sẽ bị héo, vì vậy, bạn nên thay một mẻ tỏi mỗi tháng một lần để có tác dụng đuổi côn trùng tốt hơn.

Vỏ quýt khô

Sau khi ăn quýt hãy giữ lại vỏ, đem phơi khô từ 3-5 ngày để dùng làm nguyên liệu bảo quản gạo.

Cứ 20 kg gạo cho 2-3 miếng vỏ quýt khô vào. Việc này không những có tác dụng đuổi sâu bọ trong nhà một cách hiệu quả mà còn ngăn không cho gạo bị mối mọt.

Theo giaoducdaotao.vn