12:57, 21/09/2023

7 mùi này rất có hại cho trẻ em, gây ảnh hưởng xấu tới não bộ

Những mùi này rất có hại cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần để con mình tránh xa, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ cực kỳ nguy hại.

Trong cuộc sống có rất nhiều mùi gây hại cho trẻ em mà cha mẹ không ngờ tới được. Nếu thường xuyên để trẻ hít phải những mùi này, nó sẽ cực kỳ gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 7 mùi cha mẹ cần phải để con mình tránh xa.

1. Mùi thuốc lá

Ai cũng biết hút thuốc có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sự nguy hiểm của khói thuốc thụ động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả người lớn và trẻ em.

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, nếu trẻ vô tình hít phải khói thuốc lá thụ động có thể gây kích ứng rất lớn, thậm chí gây tổn thương đường hô hấp và dây thần kinh giao cảm. Nó còn có thể gây ra bệnh hen suyễn, ù tai, giảm thính lực, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Nếu trong nhà có người hút thuốc lá, không được hút thuốc trong không gian có trẻ nhỏ và không đến gần con vì mùi khói thuốc vẫn còn ám trên áo quần.

2. Mùi nhang muỗi

Thời tiết ẩm tạo điều kiện cho muỗi phát triển nhanh, ở nhiều gia đình thay vì sử dụng vợt bắt muỗi, họ dùng nhang muỗi.

 

Trong thành phần của nhang muỗi có chứa thuốc trừ sâu (pyrethrum), cũng như chất hóa học, chất kết dính, thuốc nhuộm và các chất phụ gia khác. Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy khi đứng gần nhang muỗi sẽ bị cay mũi, ngửi lâu có thể cảm thấy chóng mặt.

Hệ hô hấp của trẻ còn mỏng manh hơn, phổi vẫn chưa phát triển đầy đủ, việc hít phải khói từ nhang muỗi cực kỳ nguy hại. Vì vậy, đối với gia đình có trẻ nhỏ, tốt nhất nên sử dụng vợt bắt muỗi thay vì là nhang muỗi.

3. Mùi ống xả ô tô, xe máy

Nghiên cứu khoa học cho thấy khí thải ô tô chứa hàng trăm hợp chất hóa học, trong đó chất gây ô nhiễm chính là các hạt rắn lơ lửng (bao gồm PM2.5) và khí hóa học dạng khí (bao gồm carbon monoxide, carbon dioxide, hydrocarbon, oxit nitơ, chì và các hợp chất oxit lưu huỳnh, v.v.).

Người ta đã xác nhận rằng, khí thải ô tô xe máy rất có hại cho hệ hô hấp, da, mắt, hệ thần kinh trung ương của con người. Thói quen cha mẹ bế con đi dạo trên đường hoặc đẩy xe đẩy không được bác sĩ khuyến khích.

Trên đường có rất nhiều khí thải ô tô, rất có hại cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi đưa con đi dạo, bạn nên tìm những nơi như công viên, ngoại ô có không khí trong lành hơn. Khi đưa con đi chơi, hãy cố gắng tránh những giờ cao điểm để đi và về.

4. Mùi nước hoa

Mặc dù nước hoa không gây hại cho người lớn, thậm chí nó còn có thể khiến người ta cảm thấy dễ chịu, nhưng đối với trẻ sơ sinh thì nó thực sự rất độc.

Thành phần chính của nước hoa là tinh dầu, chất cố định, rượu và etyl axetat. Về cơ bản nó là một chất lỏng hóa học nhưng rất dễ bay hơi. Một số thành phần hóa học trộn lẫn trong khí dễ bay hơi, trẻ hít phải có thể gây dị ứng đường hô hấp và gây bất lợi cho não bộ.

Vì vậy, ngay cả khi bạn có niềm yêu thích đặc biệt với nước hoa thì tốt nhất cũng không nên dùng nước hoa trước mặt trẻ nhỏ.

5. Mùi khói bếp

Nơi có không khí bẩn nhất trong nhà chính là nhà bếp. Điều này là do khi nấu, xào sẽ sinh ra rất nhiều khói dầu. Dù máy hút mùi có tốt đến đâu, nó cũng không thể loại bỏ hoàn toàn khói dầu.

 

Người mẹ thường bận rộn trong bếp nên có thể đã quen với mùi khói dầu. Tuy nhiên, làn da của bé còn non nớt, hệ hô hấp chưa phát triển tốt, mùi khói dầu khó chịu có thể gây ho, khó thở.

Ngay cả khi bạn không nấu ăn nhiều ở nhà, hàng xóm hoặc nhà hàng gần đó vẫn thải ra rất nhiều khói dầu. Nếu con bạn nhạy cảm với mùi này, bạn có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống lọc không khí.

6. Mùi trang trí nhà cửa

Chúng ta đều biết rằng, một ngôi nhà mới sửa sang xong không thể vào ở ngay mà phải thông gió rất lâu mới có thể dọn vào ở. Nguyên nhân là do mùi của nhà mới rất nồng, chứa nhiều loại khí độc hại và có hại như formaldehyde, benzen...

Nhiều trẻ mắc bệnh bạch cầu được cho là đã từng tiếp xúc với các loại khí độc này trong thời gian dài. Hệ miễn dịch của trẻ còn thấp nên các chất hóa học trong vật liệu trang trí nhà cửa sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Ngay cả khi mùi chỉ thoang thoảng, trẻ tiếp xúc lâu dài có thể rơi vào tình trạng bơ phờ, hắt hơi, chảy nước mắt, giảm khả năng miễn dịch, gây ra bệnh hen suyễn và bệnh về máu. Vì vậy, khi chuyển đến nhà mới, tốt nhất bạn nên làm xét nghiệm đặc biệt về formaldehyde trước để đảm bảo an toàn.

7. Mùi xe mới

 

Tại sao trẻ em nhạy cảm với xe mới? Điều này là do khứu giác của trẻ nhỏ nhạy hơn người lớn hàng chục lần, hầu hết ô tô mới đều có mùi nồng nặc. Nó không có tác dụng với người lớn nhưng lại gây khó chịu cho trẻ nhỏ.

Cấu hình bên trong và vật liệu trang trí của ô tô mới mua chứa nhiều chất độc hại như benzen, formaldehyd và các loại khí dễ bay hơi khác. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi hít phải, trường hợp nặng bé có thể bị tổn thương đường hô hấp hoặc thậm chí có triệu chứng ngộ độc.

Theo Phụ nữ Việt Nam