Mít là một loại trái cây có dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe tuy nhiên nếu ăn không đúng cách có thể tác dụng ngược.
Mít là loại quả ngon, có tác dụng chữa một số bệnh. Theo đông y, quả mít rất tốt để chữa được ngộ độc rượu, giảm cân và làm đẹp da. Ngoài ra, các bộ phận khác như lá mít, hạt mít đều có công dụng chữa bệnh.
Lá mít được dùng làm nước uống để lợi sữa cho sản phụ sau sinh và làm lành các vết thương hở. Còn hạt mít có giá trị dinh dưỡng tốt không kém các loại lương thực (trong 100g hạt mít khô có 70% tinh bột, 5,2g protid, 0,62g lipit) nên được nhân dân ta luộc, hấp cơm hoặc nướng ăn rất phổ biến.
Hè đến, mít là loại trái cây thơm ngọt được nhiều người săn đón nhất. Thế nhưng, nhiều người đặc biệt là chị em phụ nữ vẫn khá e ngại khi thưởng thức vì lo ăn mít bị nóng trong, làm nổi nhiều mụn nhọt trên da.
Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau khi ăn mít trong mùa hè để tránh gây hại sức khỏe bản thân.
Cách ăn mít không gây nổi mụn, nóng trong
Theo Healthline, những người bị nóng trong, cơ thể hay nổi mụn thì sau khi ăn mít nên bổ sung thêm nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để làm dịu mát cơ thể.
Sau khi ăn mít, tốt nhất bạn nên uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước và bổ sung thêm 200 - 300gr rau xanh trong ngày để hạn chế tối đa nguy cơ mụn nhọt sau mỗi lần ăn mít.
Ngoài ra, bạn không nên ăn nhiều mít cùng một lúc. Vì ăn quá nhiều mít trong một thời điểm có thể làm lượng đường trong máu tăng cao, gây nóng gan, hại thận. Mỗi ngày, chỉ nên ăn khoảng 80 - 100gr mít (tương đương khoảng 4 - 5 múi) là đủ.,
Đặc biệt, tuyệt đối không ăn mít khi đói. Bạn chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm một hoặc hai giờ, nhất là vào mùa nóng để tránh gây hại cho sức khoẻ.
Ăn ăn mít kèm hoa quả khác sẽ cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể cân bằng được lượng chất hấp thụ vào cơ thể.
Những người không nên ăn mít
Mít mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng theo Sức khỏe và Đời sống những người mắc bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn mít hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Mít chứa nhiều vitamin và dưỡng chất nhưng cũng có nhiều đường, có thể gây nóng trong người và không tốt cho gan.
Bệnh suy thận mạn
Với những người mắc bệnh thận, cần tránh các thực phẩm có chứa nhiều kali. Vì khi cơ thể hấp thụ quá nhiều kali, sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng kali làm tăng kali trong máu, và có thể dẫn đến tử vong do ngừng tim.
Người dễ đầy bụng, khó tiêu
Tình trạng đầy bụng, khó tiêu sẽ càng trầm trọng hơn nếu bạn ăn mít, nhất là mít dai.
Người bị suy nhược
Bạn đang suy nhược sau thời gian dài ốm nặng, các cơ quan nội tạng đều yếu, nếu ăn mít sẽ rất khó tiêu, cơ thể thêm mệt mỏi khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Trẻ em bị mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn
Lượng đường trong máu tăng khi ăn mít tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh ngoài da phát triển. Điều này khiến cho tình trạng mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ em bị ốm càng thêm nặng nề hơn.
Theo Giáo dục và Đào tạo
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin