Cuộc sống ngày càng hiện đại, áp lực công việc, áp lực tinh thần thậm chí cả lối sống không lành mạnh đều có nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, áp lực công việc, áp lực tinh thần thậm chí cả lối sống không lành mạnh đều có nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Làm việc quá sức
Quá tải công việc có thể trở thành một gánh nặng và ám ảnh về nỗi sợ không có khả năng hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao dễ khiến chúng ta rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng tột độ.
Theo trang thông tin Eblogfa, những người có thói quen dồn khối lượng công việc khổng lồ vào để cùng giải quyết có xu hướng dễ bị trầm cảm hơn những người biết tính toán sắp xếp công việc một cách hợp lý.
Luôn suy nghĩ tiêu cực
Nếu không biết dừng những suy nghĩ tiêu cực lại, bạn có nhiều khả năng bị trầm cảm quấy rối. Dừng nghĩ đến những khía cạnh như bị từ chối, mất mát, thất bại hay các mối đe dọa. Dù cuộc sống không phải lúc nào cũng tốt, nhưng những suy nghĩ tiêu cực không làm tình hình sáng sủa hơn.
Ma túy và rượu
Những đồ uống có cồn không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể mà còn làm tinh thần biến dạng. Ma túy và rượu được xem là một trong những tác nhân thúc đẩy trầm cảm lên mức độ cao hơn.
Tự đổ lỗi
Đổ lỗi cho bản thân thường phát sinh khi người nào đó cảm thấy như họ không cố gắng hết sức hoặc không đủ tốt với một ai đó. Khi cảm giác này xuất hiện, có nghĩa trầm cảm có nhiều cơ hội “ghé thăm”. Hãy nhớ rằng bạn không có trách nhiệm với những gì mà người khác đang trải qua và nên tập trung vào những gì mà bạn đang có.
So sánh với người khác
Tránh so sánh bản thân với người khác. Mỗi người đều có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau và không ai giống ai. Điều quan trọng là bạn nắm rõ khả năng của mình để tìm cách phát huy tối đa. Trầm cảm sẽ ập đến nhanh hơn nếu bạn liên tục so sánh mình với người khác, đặc biệt nếu họ có những đặc điểm vượt trội hơn bạn.
Dành quá nhiều thời gian ở một mình
Theo TS. Sucan Heirler - chuyên gia tâm lý học lâm sàng tại Mỹ, cho biết: Dành một chút thời gian ở một mình, thỉnh thoảng rất có lợi cho sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian trong cô đơn có thể đảo ngược những tác động này và thực sự làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Để bảo vệ bản thân trước điều này, chúng ta nên tạo ra và phát triển các mối quan hệ tình bạn hoặc cân bằng giao lưu với những người khác, đó là cơ hội để trao đổi cảm xúc tích cực và cũng là một trong những chiến lược tốt nhất để vượt qua chứng trầm cảm.
Quá tải phương tiện truyền thông
Ngày nay, việc mọi người sử dụng các phương tiện, thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Điện thoại thông minh, máy tính xách tay, TV và các dịch vụ phát trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Trên thực tế, lượng thời gian trung bình dành cho các loại phương tiện trên tăng gấp đôi và đã trở thành thói quen đối với nhiều người.
Việc quá tải phương tiện truyền thông này có thể gây hại cho não của bạn. Một cuộc khảo sát năm 2013 với 318 người được công bố trên tạp chí Cyberpsychology, Behavior và Social Networking, cho kết quả: Những người thường xuyên sử dụng phương tiện truyền thông, thường gặp nhiều triệu chứng trầm cảm và lo lắng hơn.
Thời gian tiếp xúc với những người tiêu cực quá nhiều
Đôi khi, những nhận xét, chỉ trích tiêu cực từ bạn bè, cấp trên hoặc những người quan trọng khác có thể mang lại cho bạn lợi ích tích cực nhiều hơn trong cách suy nghĩ và hành động. Nhưng khi hàng ngày, phải tiếp xúc quá nhiều với những người thường xuyên phát ra những năng lượng tiêu cực, có thể làm tăng nguy cơ cảm thấy chán nản, hụt hẫng và đôi lúc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta nên hình thành mối quan hệ tốt với những người tích cực, củng cố hành động của mình, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Không có đủ thời gian sống xanh
Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương, Đại học Heidelberg, Thụy Điển: Sống ở thành phố lớn có liên quan đến mức độ căng thẳng và bệnh tâm thần cao hơn, đặc biệt là trầm cảm.
Để tránh những ảnh hưởng này, hãy thường xuyên dành cho mình các chuyến đi, đến các khu vực nông thôn để hòa mình vào thiên nhiên và nghỉ ngơi, tránh xa sự ồn ào của thành phố hoặc đi bộ ngoài trời hít thở không khí trong lành. Dành thời gian chăm sóc một vài chậu cây trong không gian sống sẽ khiến tinh thần thư giãn và làm dịu tâm trạng căng thẳng.
Đi ngủ muộn
Một nghiên cứu cho thấy những người đi ngủ muộn hơn, sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực mạn tính trong ngày, một hành vi có liên quan đến trầm cảm. Ngược lại, những người ngủ sớm hoặc đúng giờ sẽ ít suy nghĩ tiêu cực hơn. Mặc dù giờ đi ngủ lý tưởng để tối đa hóa tâm trạng sẽ khác nhau tùy thuộc vào công việc hoặc nhu cầu cuộc sống của bạn, nhưng nhìn chung, đi ngủ sớm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo Kiến thức